(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Công văn số 1457/UBND-KTN, ngày 25/8/2023 về triển khai thực hiện các nhiệm vụ sản xuất lúa gạo bền vững.


Phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) duy trì ổn định diện tích đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực.

Để đảm bảo vững chắc an ninh lượng thực, thực phẩm quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế trong sản xuất lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của tỉnh, nâng cao thu nhập của người dân, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố; các sở, ban, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ sản xuất lúa gạo bền vững với những nội dung sau:

(1) UBND các huyện, thành phố tăng cường triển khai Kế hoạch số 154/KH-UBND, ngày 5/8/2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 34/NQ-CP, ngày 25/3/2021 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Triển khai thực hiện tốt các giải pháp tại Kế hoạch nhằm đảm bảo duy trì ổn định năng suất, sản lượng, chất lượng lúa gạo và các nguồn lương thực, thực phẩm khác; duy trì tốc độ tăng trưởng đã đề ra.

Tổ chức rà soát diện tích đất chuyên trồng lúa theo Quyết định số 2296/QĐ-UBND, ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; đồng thời đề xuất bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa theo chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia theo Quyết định số 326/QĐ-TTg, ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo, thực hiện đúng các quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn theo các Nghị định của Chính phủ. Tổ chức lập và ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo phù hợp quy hoạch, kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa bàn.

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đã giao về công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) tại Công văn số 1046/UBND-KTN, ngày 4/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác DĐĐT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2025 đã đề ra. Triển khai lập quy hoạch, bảo tồn một số vùng trồng lúa gạo chất lượng cao gắn với xây dựng phát triển các điểm du lịch sinh thái. Quảng bá các sản phẩm địa phương từ lúa gạo, bảo tồn các di sản lúa gạo.  

Bố trí hiệu quả kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được phân bổ hàng năm. Ưu tiên kinh phí cho phân tích chất lượng để cải tạo, nâng cao chất lượng, tăng số vụ sản xuất trên đất trồng lúa; áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh và các hỗ trợ khác đảm bảo sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.

(2) Các sở, ban, ngành chủ động tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được giao, cụ thể:  Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp các địa phương, sở, ban, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Hòa Bình hàng năm, giai đoạn phù hợp với Quyết định số 326/QĐ-TTg, ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo ổn định diện tích đất chuyên trồng lúa. Thực hiện các nhiệm vụ đã được giao về công tác DĐĐT.

 Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trong phân khai kinh phí hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; công tác DĐĐT và các chính sách hỗ trợ khác; hướng dẫn các địa phương sử dụng hiệu quả kinh phí, thanh quyết toán đúng quy định.

 Sở NN&PTNT hỗ trợ các địa phương các giải pháp cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa; áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác DĐĐT, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo quy định. Chủ động đề xuất hỗ trợ sản xuất khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh...

P.V (TH)

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục