Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã ký ban hành Kế hoạch số 11/KH-UBND về việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD), nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2024.


Năm 2023, Công ty TNHH GGS Việt Nam (khu công nghiệp bờ trái sông Đà - thành phố Hòa Bình) đã vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất kinh doanh.

UBND tỉnh đề ra mục tiêu: Cải thiện mạnh mẽ chất lượng MTKD, đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh; tập trung cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hòa Bình; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp (DN), HTX mới thành lập; giảm tỷ lệ DN tạm ngừng hoạt động; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và DN, giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Để đạt được mục tiêu, có 9 nhiệm vụ và giải pháp được UBND tỉnh đặt ra là:

(1) Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời của các sở, ban, ngành, các cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số thành phần và các chỉ số thành phần nhỏ...

(2) Tập trung xây dựng và thực hiện kịp thời, hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch (QH) tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đôn đốc các huyện, thành phố lập và điều chỉnh, phê duyệt QH xây dựng vùng huyện, QH chung đô thị, QH phân khu và các QH xây dựng chi tiết nhằm mục tiêu bao phủ hầu hết các khu vực để tạo cơ sở thu hút đầu tư. Rà soát điều chỉnh QH sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030.

 (3) Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện MTKD và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, nhà đầu tư (NĐT) phát triển SX-KD và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng lựa chọn NĐT gắn với việc thực hiện rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai, không triển khai, dự án có dấu hiệu giữ đất, chờ cơ hội để chuyển nhượng, dự án vi phạm quy định của pháp luật.

 (4) Nâng cao vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương, phát huy vai trò người đứng đầu trong việc tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của người dân đối với việc triển khai các dự án, đồng thời hỗ trợ NĐT trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, sớm triển khai hoàn thành dự án, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, tạo lòng tin cho người dân trong khu vực dự án.

(5) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập môi trường thông thoáng cho người dân, DN; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước gắn với cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu.

(6) Nâng cao tính minh bạch; xây dựng chuyên mục Hỗ trợ DN trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; fanpage DDCI của sở/ngành và địa phương. Tăng cường công tác đấu thầu qua mạng cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính và các nhu cầu của NĐT, DN.

(7) Rà soát chặt chẽ, nâng cao chất lượng cán bộ nhất là tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh và huyện, thành phố, các sở, ngành, phòng, ban thường xuyên tiếp xúc với DN và NĐT; đổi mới phong cách làm việc của từng cán bộ, công chức (CB,CC), từng đơn vị và phương pháp đánh giá chất lượng CB,CC nhằm nâng cao trách nhiệm, thái độ ứng xử làm việc của đội ngũ cán bộ tiếp xúc làm việc trực tiếp với NĐT, DN; nghiêm túc, kiên quyết thay thế những người không đủ năng lực, trình độ và phẩm chất; thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương công chức trong thực thi công vụ.

(8) Làm tốt công tác tuyên truyền tới CB,CC, viên chức trong việc cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, gương mẫu thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới.

 (9) Nâng cao vai trò của Hiệp hội DN tỉnh trong việc đánh giá tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư, phản biện kịp thời các cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển DN; tuyên truyền cho các DN thành viên về nỗ lực cải thiện MTKD của tỉnh để có đánh giá khách quan về Chỉ số cải thiện MTKD hằng năm.

Tại Kế hoạch, UBND tỉnh đã phân công cụ thể các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ.


P.V (TH)

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục