Nguồn vốn đầu tư công (VĐTC) xây dựng công trình điện, đường, trường, trạm trở thành động lực quan trọng có tính chất "mở đường” thúc đẩy KT-XH phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐTC luôn được huyện Đà Bắc ưu tiên hàng đầu.


Dự án đường liên kết giữa thị trấn Đà Bắc đi huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) với tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng được huyện Đà Bắc xác định là một trong những dự án cần ưu tiên hàng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công.

Mở đường phát triển

Hết năm 2023, toàn tỉnh chỉ giải ngân được trên 2.800 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch VĐTC được giao. Trong bối cảnh đó, Đà Bắc được ghi nhận là địa phương có nhiều nỗ lực về giải ngân VĐTC. Tổng kế hoạch vốn đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) năm 2023 huyện được giao trên 193,4 tỷ đồng, đã giải ngân trên 136,4 tỷ đồng, đạt 70,56% kế hoạch. Trong đó, CTMTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giải ngân đạt 99,44% kế hoạch; CTMTQG giảm nghèo bền vững giải ngân trên 69%; CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giải ngân gần 68%. 

Cao Sơn là 1 trong 4 xã của huyện Đà Bắc đã về đích NTM. Giằng là một trong những xóm cách xa trung tâm xã, trước đây chỉ có con đường độc đạo để giao thương. Hiện nay, đường mới từ xóm Tằm đi xóm Giằng được mở và đổ bê tông giúp việc đi lại của bà con thuận lợi hơn.

Ông Đinh Văn Lâm, xóm Giằng chia sẻ: Ngày trước giao thông rất khó khăn nên xóm nằm heo hút, cuộc sống của bà con nhiều vất vả. Từ khi triển khai CTMTQG xây dựng NTM, đường giao thông trong xóm được cứng hoá, tư thương vào tận xóm thu mua nông sản. Đặc biệt, tuyến đường từ xóm Giằng đi xóm Tằm được mở, bà con lên trung tâm xã mua bán hàng hoá hay giao dịch tại UBND xã rất thuận lợi.

Theo Bí thư Đảng uỷ xã Cao Sơn Ngô Văn Cường, trong giai đoạn 2010 - 2020, tổng nguồn vốn huy động và lồng ghép phục vụ chương trình xây dựng NTM của xã trên 359 tỷ đồng. Trong đó, người dân đóng góp tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, hiến tài sản trên đất trị giá trên 34 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn đầu tư từ CTMTQG xây dựng NTM. Hiện Cao Sơn nỗ lực xây dựng xã NTM nâng cao, đến nay đạt 7/19 tiêu chí.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Có thể thấy, nguồn VĐTC chính là "cú huých” cho phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Đà Bắc nói riêng và các địa phương trong tỉnh nói chung. Xác định rõ điều đó, đẩy nhanh giải ngân VĐTC được huyện ưu tiên thực hiện. Theo Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Lường Văn Thi, giải ngân VĐTC dù đã được cải thiện nhưng để tránh nỗi lo "đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”, Đà Bắc đã tập trung thực hiện ngay từ đầu năm. Huyện thành lập Ban chỉ đạo thu, chi ngân sách, họp giao ban định kỳ hằng tháng, kịp thời tháo gỡ vướng mắc; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; đơn giản hóa cao nhất về trình tự, thủ tục… để thúc giải ngân VĐTC.

Tuy nhiên, kết quả giải ngân tính đến thời điểm hiện tại của huyện còn thấp. Tổng nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu cho huyện; nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách T.Ư và nguồn các CTMTQG huyện được giao tính đến ngày 20/4/2024 là trên 246 tỷ đồng, đã giải ngân gần 12,7 tỷ đồng, đạt 5,2% kế hoạch. 

Theo lý giải của lãnh đạo UBND huyện, nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, một số công trình phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng nên cần có thời gian thực hiện… Mặt khác, một số người dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc huy động xã hội hóa nguồn lực thực hiện các CTMTQG còn khó khăn. Cụ thể như tại dự án cải tạo, sửa chữa đường huyện (ĐH.34) từ ngã ba Ênh, xã Tân Minh đi xã Yên Hòa thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững năm 2023. Do dự án không được sử dụng vốn cho công tác giải phóng mặt bằng, tổng mức đầu tư lớn nên phải thiết kế 2 bước. Hết năm 2023, huyện chỉ giải ngân được 45 tỷ đồng, số còn lại      tiếp tục hoàn thiện thủ tục chuyển nguồn sang năm 2024. Đồng thời, huyện chỉ đạo các phòng, ban, cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn phối hợp chặt chẽ cùng chủ đầu tư tuyên truyền chính sách, vận động bà con hiến đất và tài sản trên đất, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Đẩy nhanh chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để triển khai thực hiện các dự án; tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo kịp tiến độ, kế hoạch của huyện và tỉnh giao.

Có thể thấy tinh thần quyết liệt, tập trung thực hiện các biện pháp, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả để đẩy mạnh thực hiện và giải ngân VĐTC của huyện Đà Bắc, đặc biệt là đối với 3 CTMTQG; triển khai các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các dự án trọng điểm... "Song song với đó, huyện chủ trương, việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân VĐTC phải gắn với bảo đảm khối lượng, chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí”- đồng chí Chủ tịch UBND huyện Lường Văn Thi khẳng định.


Minh Vũ

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Học tập và làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực

Từ coi trọng thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Lương Sơn đã giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, vấn đề từ thực tiễn đặt ra của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn

Ngày 17/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại huyện Yên Thủy và Lạc Sơn.

Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế tập thể

Những năm qua, các hợp tác xã (HTX) trong tỉnh không ngừng đổi mới, phát triển và có đóng góp tích cực vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh. Do vậy, việc khơi thông nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh tế tập thể (KTTT) nói chung được xem như một giải pháp trợ lực cho nền kinh tế của tỉnh phát triển.

Nông dân Kim Bôi hối hả vào vụ thu hoạch dưa

Thời điểm này, nông dân ở các xã của huyện Kim Bôi tất bật vào vụ thu hoạch các loại dưa. Hàng năm, cùng với canh tác cây màu, việc đầu tư trồng các loại dưa lê, dưa chuột, dưa hấu, dưa bở... đã giúp bà con tận dụng được quỹ đất, nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương.

Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục