Đường  liên xã từ thị trấn Cao Phong – Tây Phong đang được thi công giai đoạn II

Đường liên xã từ thị trấn Cao Phong – Tây Phong đang được thi công giai đoạn II

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, vấn đề cơ sở hạ tầng về giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong luôn được quan tâm đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của bà con nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

 

Xác định giao thông nông thôn là một trong những yếu tố cần thiết quan trong để triển khai các kế hoạch phát triển KT-XH, thu hút đầu tư, nâng cao dân trí, phục vụ dân sinh, khai thác các thế mạnh, tiềm năng của địa phương, những năm qua, Huyện uỷ, UBND huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng tạo mọi điều kiện thuận lợi, cũng như tháo gỡ khó khăn cho các xã, thị trấn trong huyện phát triển hạ tầng giao thông, trong đó đặc biệt chú trọng về giao thông nông thôn (GTNT). Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay, nhiều dự án được triển khai và hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong đó, tiến hành rải nhựa 20 km đường, hoàn thành 27 km đường cứng hoá bê tông xi măng; tiếp tục thi công tuyến đường Tây phong – Yên Thượng; thi công giai đoạn II đường thị trấn – Tân phong – Dũng phong – Nam Phong – Tây Phong và tuyến đường Bắc Phong – Thung Nai. 

   

Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Trưởng phòng Công thương cho biết: Cao Phong hiện có trên 227 km đường các loại, trong đó gần 40 km đường trục liên xã và 137 km là đường liên thôn. Cùng với việc xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống GTNT ở các xã, thị trấn, huyện đã thường xuyên phát động nhân dân thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng đường GTNT đã có và thiết lập lại trật tự giao thông, xử lý và giải toả các vi phạm hành lang an toàn giao thông. Hàng năm, huyện đã huy động nhân dân tham gia sửa chữa hàng chăm km đường, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại của người dân, trong đó có một số xã có phong trào tốt như: Bắc phong, Thu Phong, Dũng Phong, Thị trấn Cao Phong… Do làm tốt công tác GTNT nên việc đi lại, giao lưu hàng hoá của người dân ở các xã này với nhiều vùng lân cận có nhiều thuận lợi hơn, đời sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Tư thương đã tìm vào tận trong thôn, bản để trao đổi hàng hoá, các sản vật của địa phương.

 

Ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong cho biết: Đạt được kết quả tốt trong công GTNT là nhờ phát huy phương châm “ý Đảng, lòng dân”. Trước khi xã muốn làm một tuyến đường nào đó thì tổ chức họp cùng với các trưởng thôn, xóm và cử cán bộ đi khảo sát, nắm tình hình và tâm tư nguyện vọng của nhân dân ở những nơi chuẩn bị làm đường. Sau đó, cán bộ xã cùng với lãnh đạo các thôn, xóm tổ chức họp dân để triển khai, đồng thời tuyên truyền về lợi ích của đường giao thông nông thôn cho nhân dân hiểu, từ đó tạo ra sự đồng thuận, đóng góp kinh phí và công sức để làm đường. 

  

Từ việc phát triển hệ thống GTNT ở huyện Cao Phong đã có tác động lớn đến việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở giao thông đã hình thành, ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư mở mang nghành nghề tiểu thủ công nhiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải hàng hóa… , rút ngắn khoảng cách gữa thành thị với nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng, đưa kinh tế của huyện có những bước tiến mới.

 

                                                                               Hoàng Huy

 

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục