Nếu tính hiệu quả kinh tế, vì khối lượng một viên gạch không nung nhẹ gấp từ sáu đến tám, thậm chí 10 lần viên gạch thủ công, nên việc xây dựng rất nhanh mà tải trọng công trình lại nhẹ, giảm chi phí đáng kể. Mặt khác, vật liệu mới ra đời sẽ từng bước xoá bỏ cách sản xuất gạch thủ công đang thu hẹp hàng ngàn hécta đất và hư hại hoa màu. Đây là vấn đề có tính chiến lược của một ngành vật liệu góp phần phát triển công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.

Tốn 3.000ha đất mỗi năm để nung gạch ngói

Theo tính toán, nhu cầu xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng hiện nay cần 25 tỷ viên gạch ngói/năm. Đến năm 2015 con số này là 32 tỷ viên. Hầu hết nguồn vật liệu xây dựng này đều sản xuất từ công nghệ lò nung tiêu tốn 150.000 tấn than, hàng trăm tấn dầu, gỗ, trên 1,5 triệu m3 đất sét, đồng nghĩa với việc lấy đi gần 1.900ha đất mỗi năm. Đồng thời thải ra môi trường trên nửa triệu tấn khí cácboníc, thủ phạm chính gây hiệu ứng nhà kính cùng nhiều khí thải độc hại khác.

Với tốc độ khai thác đất sét phục vụ sản xuất vật liệu bằng công nghệ cũ như hiện nay, thì đến năm 2020 mỗi năm chúng ta vĩnh viễn lấy đi 3.000ha đất, môi trường phải hứng chịu 17 triệu tấn khí thải cácbonic. Không chỉ tác hại về môi trường, sản xuất vật liệu xây dựng theo công nghệ cũ đã và đang thu hẹp nghiêm trọng tới quỹ đất.

Trước tình hình trên, các chuyên gia vật liệu Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, trình Chính phủ phê duyệt "Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020". Mục tiêu của chương trình này là giảm thiểu những tác hại về môi trường như nêu trên, tiết kiệm quỹ đất tự nhiên (kể cả đất sản xuất nông nghiệp), nhưng quan trọng hơn là công nghệ sản xuất gạch ngói không nung sẽ tận dụng được các chất phế thải đổ ra môi trường, như: Xỉ than của nhà máy nhiệt điện, phế thải của ngành luyện kim, khai khoáng… Bên cạnh đó, vật liệu không nung có độ bền vững cao, chất liệu nhẹ giảm tải trọng của công trình, lại đẩy nhanh được tiến độ thi công và tiết kiệm vật liệu làm móng và khung chịu lực.

Hiện nay, có các loại vật liệu không nung sử dụng ở nước ta là gạch Blốc bê tông (tận dụng đá mạt, đất đồi, cát) kết hợp với xi măng đúc thành viên; gạch bê tông khí, gạch bê tông bọt, đá chẻ… Theo ông Bắc - Vụ phó Vụ Vật liệu Bộ Xây dựng, thì phát triển vật liệu xây dựng không nung đang là xu thế chung của thế giới. Đưa công nghệ này vào cuộc sống là hoàn toàn phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá của nước ta. 

Tới đây, nhà cho công nhân các khu công nghiệp thuê như ở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội bắt buộc phải sử dụng vật liệu nhẹ, giảm giá thành.

Doanh nghiệp được ưu đãi, người dân được hưởng lợi

Lợi ích của công nghệ vật liệu không nung đã rõ. Nhưng đáng tiếc, nhiều doanh nghiệp và địa phương chưa nhận thấy hết ý nghĩa tác dụng của công nghệ mới, nên sản lượng vật liệu không nung cung cấp cho thị trường còn khiêm tốn. Cả nước hiện có 800 cơ sở sản xuất vật liệu không nung, với tổng công suất khoảng 1.600 triệu viên/năm. Trong đó, số lượng dây chuyền công suất vừa và lớn chỉ có 31, đạt 552 triệu viên/năm, còn lại là các dây chuyền nhỏ và quy mô hộ gia đình đầu tư.

Nguyên nhân trước hết do dây chuyền công nghệ cũ, quy cách gạch ngói không nung hiện có chưa hợp lý nên không hấp dẫn người tiêu dùng; thứ hai, là do chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng vật liệu không nung.

Bên cạnh đó, yếu tố chi phí đầu tư ban đầu lớn, người dân lại chưa quen sử dụng loại vật liệu này, công tác tuyên truyền thì chưa đạt hiệu quả như mong muốn… Trong khi đó, vật liệu nung còn phát triển tràn lan, tuy xâm hại tới môi trường nhưng vì giá thành rẻ nên còn hấp dẫn người tiêu dùng.

Để khuyến khích đầu tư công nghệ vật liệu không nung mới, các tổ chức và cá nhân đầu tư sản xuất vật liệu không nung hoặc chế tạo thiết bị cho sản xuất vật liệu không nung được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước theo điều 14 Nghị định 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ; được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo Nghị định 44/2008/NĐ-CP; được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị, thuế nhập khẩu nguyên liệu (có thời hạn)… kể cả ưu đãi vốn vay để đầu tư.

Điều có lợi cho người dân, là các loại vật liệu nhẹ không nung mới ra đời sẽ có thêm cơ hội lựa chọn khi họ xây dựng công trình. Nếu tính hiệu quả kinh tế, vì khối lượng một viên gạch công nghệ mới nhẹ gấp từ sáu đến tám, thậm chí 10 lần viên gạch thủ công, nên việc xây dựng rất nhanh mà tải trọng công trình lại nhẹ, giảm chi phí đáng kể. Mặt khác, vật liệu mới ra đời sẽ từng bước xoá bỏ cách sản xuất gạch thủ công đang thu hẹp hàng ngàn hécta đất và hư hại hoa màu. Đây là vấn đề có tính chiến lược của một ngành vật liệu góp phần phát triển công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.

Chính vì thế, Chính phủ chủ trương từ năm 2011, bắt buộc khi thi công các toà nhà từ 8 tầng trở lên sử dụng vốn ngân sách (trừ một số công trình đặc biệt) phải sử dụng ít nhất là 50% vật liệu nhẹ (thể tích không lớn hơn 1.100kg/m3) trong tổng số vật liệu đưa vào công trình. Tiến tới các công trình sử dụng các nguồn vốn khác cũng phải sử dụng vật liệu nhẹ. Đồng thời, Bộ Xây dựng cùng với ngành chức năng sẽ ban hành các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ, hướng dẫn đào tạo nhân viên kỹ thuật để nhanh chóng đưa công nghệ mới này cuộc sống

 

                                                                           Theo CAND

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục