Huyện Cao Phong phối hợp công ty Honda Việt Nam, Bộ NN&PTNT thực hiện trồng rừng theo quy chế sạch tại Cao Phong.

Huyện Cao Phong phối hợp công ty Honda Việt Nam, Bộ NN&PTNT thực hiện trồng rừng theo quy chế sạch tại Cao Phong.

(HBĐT) - Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đất lâm nghiệp của tỉnh đã được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn, phong trào trồng cây, gây rừng có những kết quả khả quan. Đến nay, đất đồi núi trọc ở tỉnh ta đã cơ bản được phủ xanh bằng các loài cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

 

Huyện Kim Bôi có trên 19.000 ha rừng, trong đó, rừng trồng chiếm tới hơn 6.000 ha. Nhiều hộ gia đình, địa bàn từ chỗ nghèo đói nhận đất trồng rừng, cuộc sống đã đổi thay. Không chỉ mang lại lợi ích từ kinh tế, mô hình trồng rừng kinh tế ở Kim Bôi còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Hiện nay, phong trào trồng rừng ở Kim Bôi vẫn đang tiếp tục được nhân dân tích cực hưởng ứng và nhân rộng. Để có được kết quả đáng khích lệ như vậy, huyện đã tạo ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân và các đơn vị, xã trồng rừng phát triển kinh tế. Ông Bùi Văn Bộ, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Để thực hiện có hiệu quả các dự án trồng rừng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng, huyện đã luôn chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện tích tực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Nhờ đó  trong những năm gần đây, người dân đã hiểu được lợi ích kinh tế to lớn từ rừng đem lại, diện tích rừng sản suất ở huyện đã liên tục tăng trong nhiều năm. Ông Bùi Tiến Hồi, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Bì cho biết: Trung Bì rất giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế rừng, nhất là trồng keo và một số cây có giá trị cao khác. Xã có trên 20% số hộ có thu nhập khá từ rừng. Trước đây, do cuộc sống khó khăn người dân thường khai thác rừng, đốt than, từ khi có dự án 661, dân nhận đất bảo vệ rừng, nhiều người dân trong xã đã chuyển đổi rừng tạp sang trồng rừng, ý thức của người dân trong việc khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng kinh tế được nâng cao, diện tích rừng nhân dân tự trồng của xã trên 500 ha. Với mức giá như hiện nay, một ha rừng cho thu nhập từ 40-50 triệu đồng. Từ hiệu quả của kinh tế rừng, nhiều hộ dân trong xã đã xây được nhà, mua xe máy và nhiều vật dụng đắt tiền khác. Đến nay, phong trào nhà nhà trồng rừng, người người trồng rừng đã góp phần tích cực trong việc nâng độ che phủ của rừng, bảo vệ tốt diện tích rừng đầu nguồn. Nhận thức rõ lợi ích của bảo vệ, phát triển rừng, nhiều hộ dân đã chủ động bỏ vốn trồng rừng, bảo vệ rừng theo các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước.

 

Phong trào trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đã tạo tiền đề thúc đẩy phong trào trồng cây, gây rừng góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh trong CNH, HĐH. Ngành NN-PTNT có kế hoạch mở rộng phong trào trồng cây nhớ ơn Bác hàng năm, cung cấp đủ số lượng cây giống, đồng thời thực hiện tốt công tác rà soát, quy hoạch 3 loại rừng và phát động phong trào nhân dân trồng cây để nâng độ che phủ của rừng đạt 46% vào năm 2010. Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội với việc giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình và các thành phần kinh tế thực hiện quản lý bảo vệ và xây dựng vốn rừng. Với các chương trình Quốc gia như 327, dự án 661 và một số chương trình trồng rừng do quốc tế tài trợ, tính đến nay tỉnh ta đã trồng được trên 60 ngàn ha rừng tập trung, nâng độ che phủ của rừng đạt 45,5%, sản lượng gỗ khai thác hàng năm đạt trên 60 ngàn m3. Kết thúc năm 2009, toàn tỉnh trồng mới được 9.500 ha rừng, trong đó dự án rừng phòng hộ, đặc dụng cơ sở là 3.816 ha, trồng rừng sản xuất các công ty lâm nghiệp là 811 ha, rừng sản xuất hộ gia đình và các dự án khác là 4.872 ha. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc và bảo vệ rừng được triển khai đạt kết quả tốt nên rừng trồng phát triển nhanh, diện tích trồng rừng lâu năm ít bị xâm hại, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt, hạn hán xảy ra trên địa bàn. 

 

Trong định hướng phát triển kinh tế nông- lâm - ngư nghiệp đến năm 2015 tỉnh Hoà Bình xác định là phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chất lượng và hiệu quả với khả năng cạnh tranh cao. Do vậy việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh theo chiều sâu, tiếp tục trồng mới rừng tập trung và cây phân tán, tăng diện tích cây công nghiệp…được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Để tạo cơ sở vững chắc phát triển kinh tế rừng, các phong trào trồng rừng, làm vườn và kinh tế trang trại đã phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các tổ chức đơn vị. 

 

Hoạt động khuyến lâm được đẩy mạnh với nhiều mô hình trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán hiệu quả và cải tạo được gần 40% diện tích vườn tạp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả trồng cây, trồng rừng đã làm chuyển biến nhận thức tư tưởng và khuyến khích, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng và bảo vệ rừng. Ông Bùi Văn Chúc, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp cho biết: “Năm 2010, nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh là tập trung vào trồng cây phân tán tại các địa phương, trường học, để giải quyết vấn đề cây bóng mát, cung cấp gỗ nguyên liệu cho người dân, phấn đấu đến cuối năm trồng mới thêm 8.000 ha rừng các loại. Bên cạnh trồng mới diện tích rừng, chúng tôi cũng chú trọng tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có, thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy, tiếp tục công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng”.

 

                                                                                               Đinh Thắng

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục