Ngày 5-8-2008, Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành T.Ư khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành. Sau 20 năm đổi mới, đây là lần đầu Ðảng ta có một nghị quyết toàn diện nhất về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.

 
Quan trọng là vấn đề nội dung và biện pháp tổ chức thực hiện và xây dựng nông thôn mới - một Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 như thế nào cho có hiệu quả.


Ðến năm 2020, lao động nông thôn chiếm 30% số lao động xã hội


Trong Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư đưa ra mục tiêu: "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng cường". Như vậy, nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: Ðó là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.


Thực tế hiện nay trong quá trình chỉ đạo 11 xã điểm triển khai xây dựng nông thôn mới ở nước ta đang gặp phải ba khó khăn lớn sau đây: Một là, tăng nhanh, bền vững thu nhập cho nông dân. Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư, đến 2020 thu nhập của dân nông thôn tăng gấp 2,5 lần hiện nay, bình quân cư dân nông thôn hiện nay thu nhập 400 USD/người/năm (cả nước xấp xỉ 1.000 USD/người), trong khi cả nước hiện còn hơn 2.000 xã/9.800 xã nghèo nhất nước có tỷ lệ hộ nghèo  dưới 50%, khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và đô thị đang ngày càng rộng ra, đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, khí hậu thời tiết ngày càng khắc nghiệt, đó là thách thức rất lớn.


Hai là, xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại, trong điều kiện thực tế hạ tầng nông thôn quá lạc hậu, nhất là miền núi, vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong khi nguồn vốn đầu tư của Chính phủ rất hạn chế. Mặt khác, lại phải xây dựng được môi trường sinh thái nông thôn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng nông thôn mới không phải biến nông thôn thành thành thị.


Ba là, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, sao cho đến năm 2020, lao động nông nghiệp chiếm 30% lao động của xã hội (thay vì gần 60% như hiện nay).


Giải pháp thực hiện


Trong đề án Chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới, Chính phủ quyết định sáu giải pháp chủ yếu để thực hiện 11 nội dung mà Chương trình mục tiêu quốc gia đề ra, nhằm đạt mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020  có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Chính phủ  ban hành). Ở đây, xin nêu một số điểm cần lưu ý khi thực hiện các giải pháp để xây dựng nông thôn mới.


Một là, trong quá trình tổ chức cuộc vận động xã hội về xây dựng nông thôn mới phải nhận thức được vị thế chủ thể của người nông dân (bao gồm cả vị thế chính trị, kinh tế). Ðây là nhóm dân số đông nhất hiện nay ở nước ta, nhưng hiện tại đời sống kinh tế - văn hóa  đang còn nhiều khó khăn và nhìn chung là nhận thức thấp.


Theo đó, nông thôn là khu vực rộng lớn nhất, đa dạng cư dân, đa dạng văn hóa truyền thống (kể cả tập tục lạc hậu) hạ tầng lạc hậu..., môi trường sinh thái đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Vì vậy, cần có cách tổ chức vận động phù hợp.


Hai là, quyết định lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế với từng địa phương những nội dung, việc cần ưu tiên làm trước. Trong đó, kiên trì quy hoạch, bổ sung quy hoạch lại nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới và phải đi trước một bước.


Từ quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng đến quy hoạch chi tiết, tôn trọng quá trình tích lũy nhiều đời quy hoạch làng quê Việt Nam. Hạn chế tối đa gây xáo trộn, tốn kém gây tâm lý không tốt, không thiết thực khi làm quy hoạch.


Việc đầu tư cần thiết về cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới chỉ thực hiện khi phê duyệt xong quy hoạch.


Ba là, kiên trì, lâu dài hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, nông thôn.


Nông dân và con cái họ chịu  nhiều thiệt thòi về điều kiện tiếp nhận khoa học - kỹ thuật mới. Không đủ lực (kể cả tiền và trình độ học vấn) để ứng dụng khoa học - kỹ thuật. Phải đi từ thấp lên cao, đưa ứng dụng kỹ thuật mới phải thực tế. Khuyến nông là một giải pháp rất hữu hiệu ở nước ta và kinh nghiệm quốc tế. Cùng với việc này là tập trung triển khai nhanh chương trình đào tạo cho cư dân nông thôn theo Quyết định số 1956/QÐ-TTg ngày 27-11-2009.


Bốn là, đầu tư từ nhiều nguồn cho nông thôn để xây dựng hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng (hiện nay Chính phủ quyết định bảy hạng mục công trình "cứng") Nhà nước đầu tư 100%, tạo sự thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhưng về lâu dài là chính sách thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp về với nông thôn.


Một sự thật là, sản phẩm nông nghiệp đang góp phần nâng vị thế quốc gia trên trường quốc tế về mặt kinh tế. Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đứng trong tốp năm trên thị trường quốc tế, còn các sản phẩm công nghiệp, thậm chí có giá trị xuất khẩu lớn như dệt may nhưng cũng đang ở vị trí sau tốp 5, và hàm lượng quốc gia trong sản phẩm dệt may chưa quá 10%.


Nhưng hiện nay, doanh nghiệp đứng chân ở nông thôn quá ít, chính sách giảm phần rủi ro cho người nông dân trong sản xuất nông, lâm, thủy sản quá thiếu, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này hiệu quả cũng thấp và thiếu ổn định, thường đẩy rủi ro về người sản xuất. Nếu sự phát triển sản xuất của cư dân nông thôn gắn kết với doanh nghiệp tại nông thôn, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp đó là cách tốt nhất không chỉ là huy động nguồn lực, mà còn là cách "dẫn dắt nông dân ra thị trường" khắc phục được kiểu đưa thị trường về nông thôn - "thả nổi nông dân trong cơ chế thị trường".


Mặt khác, tạo cơ hội cho cư dân nông thôn tham gia đầu tư không chỉ cho sản xuất của chính mình, mà cả phúc lợi công cộng do chính mình được hưởng. Hình thành "giá đỡ" để nông dân yên tâm sản xuất sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp.


Xây dựng thành công chương trình nông thôn mới trên phạm vi cả nước là mục tiêu chiến lược, lâu dài của Ðảng ta. Ðến năm 2020, mục tiêu đặt ra là 50% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Vậy sau bao nhiêu năm nữa Việt Nam có 70 - 80 - 90 và 100% số xã đạt chuẩn Quốc gia nông thôn mới? Ðó là nhiệm vụ còn lâu dài không chỉ tầm nhìn đến năm 2030. Thực hiện mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới cũng là một thách thức lớn. Cần có cơ chế, chính sách để huy động cả hệ thống chính trị tham gia, để người dân hiểu được và tự giác tham gia vào việc xây dựng nông thôn mới, nông thôn của thời kỳ CNH, HÐH đất nước.
 
 
                                                                                     Theo ND

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục