Dự án ADB pha 1 đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc.

Dự án ADB pha 1 đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc.

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 1993 đến năm 2009, đã có 39 dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là dự án ODA) thực hiện trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị viện trợ 97,187 triệu USD.

 

Ngoài ra, có 8 dự án ODA được khởi công năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 1.247 tỷ đồng. Xác định ODA là nguồn vốn quan trọng cần thu hút và sử dụng hiệu quả, tỉnh đã đốc thúc thực hiện các dự án ODA với tinh thần trách nhiệm cao, cam kết về chất lượng đối với từng dự án để không những thúc đẩy được một nguồn vốn lớn vào đầu tư phát triển mà còn khẳng định thiện chí, năng lực của Hoà Bình khi đón nhận sự hỗ trợ của đối tác quốc tế. 

 

Trong buổi làm việc gần đây giữa UBND tỉnh với đoàn công tác của ADB và dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Cửu đã khẳng định quan điểm của tỉnh khi đón nhận các dự án ADB nói riêng và dự án ODA nói chung: Hoà Bình trân trọng nguồn vốn của nhà tài trợ, coi đây là một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực trọng yếu như giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, y tế, sức khoẻ cộng đồng… Thực tế những năm qua, ODA là một trong những nguồn vốn có đóng góp quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cấp hạ tầng cơ sở nông thôn, nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ môi trường tại các địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh. Do đó, tỉnh luôn xác định rõ cần thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA để tiếp thêm sức mạnh cho công cuộc phát triển KT-XH.   

 

Trao đổi về nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ông Quách Tự Hải, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Nhu cầu là rất lớn, đơn cử như hai lĩnh vực trọng yếu là thuỷ lợi và giao thông: Hệ thống thuỷ lợi của tỉnh hiện có 1.778 công trình các loại với 1.285 công trình kiên cố và 493 công trình bai tạm. Trong tương lai gần cần xây dựng mới 227 công trình, sửa chữa nâng cấp 138 công trình… Về nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn. Mặc dù hiện nay đã có khoảng 50% số đường huyện và xã được nâng cấp nhưng tỷ lệ đường cấp phối và đường đất còn cao, ước tính vẫn có khoảng 1.908 km đường giao thông nông thôn cần nâng cấp và cải tạo. Để đạt mục tiêu đến năm 2010 cứng hoá 55% tổng số đường giao thôn nông thôn, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn, đòi hỏi tỉnh phải huy động nhiều nguồn lực và một trong những nguồn lực quan trọng là vốn ODA. Mới đây, với cam kết sử dụng hiệu quả nguồn vốn ADB khi tham gia dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc”, tỉnh đã rà soát và lựa chọn đề xuất thực hiện 5 tiểu dự án với tổng mức đầu tư 234 tỷ đồng, bao gồm 153 tỷ đồng đầu tư lĩnh vực thuỷ lợi và 81 tỷ đồng đầu tư lĩnh vực giao thông.

 

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của các dự án ODA, những năm gần đây, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tích cực công tác xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh hoạt động hợp tác đầu tư và tiếp nhận viện trợ nước ngoài. Kết quả trong 5 năm (2006 – 2010), tỉnh đã vận động kêu gọi được 29 dự án ODA và NGO (dự án sử dụng các nguồn vốn viện trợ phi Chính phủ), đồng thời mở rộng được quy mô đầu tư của 11 dự án ODA. Hiện tại, có 23 dự án ODA đang thực hiện trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư 951,18 tỷ đồng (gồm 758,8 tỷ đồng vốn ODA và 192,3 tỷ đồng vốn đối ứng), 31 dự án NGO do 17 tổ chức Phi Chính phủ viện trợ với tổng vốn cam kết tài trợ là 5.173.500 USD. Ngoài ra, tỉnh đang vận động 8 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến 853,692 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 5 dự án thuộc nguồn vốn Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA (Nhật Bản) đã được nhà tài trợ chấp thuận, đang hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án với tổng mức đầu tư 150,32 tỷ đồng. Dự kiến, các dự án này sẽ được bắt đầu ngay trong năm 2010.

 

Tuy nhiên, thách thức lớn đặt ra đối với một tỉnh nghèo như Hoà Bình khi vận động và thực hiện các dự án ODA không chỉ là khả năng huy động vốn đối ứng mà còn là khả năng quản lý dự án. Mỗi dự án ODA được thực hiện trong một khoảng thời gian với nguồn lực và kinh phí nhất định, đòi hỏi các nhà quản lý - cụ thể là địa phương đón nhận dự án - phải liên tục cân bằng về nhu cầu, tài chính, nguồn lực và lộ trình thực hiện để hoàn thành dự án đảm bảo cả tiến độ lẫn chất lượng đầu tư. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, giải pháp ưu tiên hàng đầu và được coi là vấn đề then chốt cần thực hiện là tăng cường quản lý, cụ thể là tăng cường hiệu quả các khâu khảo sát, điều hành và giám sát thực hiện dự án. 

 

 

                                                                                          Thu Trang

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục