Với chiều cao dự kiến khoảng 528m, tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD, tòa tháp dầu khí tại Hà Nội sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam và cao thứ nhì châu Á được sử dụng làm công trình hỗn hợp bao gồm thương mại, văn phòng và căn hộ.

Dự án sẽ tọa lạc trên khu đất 25ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) - chủ đầu tư, đồng thời là nhà thầu xây lắp cho biết: “Chúng tôi sẽ phải chọn một trong 3 kiến trúc sư nổi tiếng thế giới gồm kiến trúc sư César Pelli người Argentina đã thiết kế tòa tháp đôi Petronas (Malaysia) cao 452m, kiến trúc sư Adrian Smith người Mỹ đã thiết kế
tòa tháp Dubai cao nhất thế giới - cao 828m (Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất) và kiến trúc sư Karl Fender người Australia đã thiết kế tòa tháp Eureka (cao nhất Australia).”

Cuộc thi tuyển chọn kiến trúc sư sẽ được tổ chức vào tháng 8 tới.

Cho đến nay, ngành xây dựng Việt Nam chưa từng xây dựng tòa nhà siêu cao tầng lên tới 100 tầng. Những tòa nhà cao nhất ở Việt Nam đến nay là 70 tầng.

Trong hoàn cảnh đó, ông Thanh khẳng định, địa chất Hà Nội có thể xây những tòa nhà siêu cao tầng nếu như có kỹ thuật móng tốt. Để đảm bảo tính an toàn trong điều kiện nền đất yếu của Hà Nội, theo dự kiến, tháp dầu khí sẽ có hệ thống cọc khoan nhồi sâu xuống lòng đất khoảng 70-80m (sát tầng đá hoa cương).

Dự kiến tòa nhà sẽ được khởi công vào đầu năm 2011 và sẽ hoàn thành sau từ 2 năm rưỡi đến 3 năm xây dựng./.

                                                                                      Theo TTXVN

Các tin khác


Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục