CCB Vũ Trần Khích mạnh dạn đưa giống thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm.

CCB Vũ Trần Khích mạnh dạn đưa giống thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm.

(HBĐT) - “Có loại cây, con vật nuôi nào mới là tôi phải tìm hiểu ngay. Đã không ít lần vì muốn hiểu tận “chân tơ kẽ tóc” mà tôi đã lặn lộn lên tận tỉnh Vĩnh Phúc hay xuống tỉnh Hải Phòng, Hải Dương để tận mắt nhìn, học hỏi về mô hình, các kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi” – Tâm sự của ông Vũ Tuấn Khích xóm Giếng – xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn giúp chúng tôi hiểu hơn về một CCB gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

 

Là một người ham hiểu biết, trước đây, sau những buổi lên lớp ông tranh thủ tham khảo các loại cây con giống mới rồi nuôi trồng thử nghiệm tại nhà. Trên mảnh vườn của gia đình, ông đã trồng thử nghiệm và thay đổi rất nhiều loại cây khi phát hiện ra loại cây trồng mới có năng suất cao hơn. Bây giờ, sau khi đã nghỉ hưu, ông càng có nhiều thời gian cho việc đọc sách, báo và đi nhiều nơi để học hỏi. Đầu năm 2010, khi được biết về nghề nuôi dế từ báo, đài, ông cảm thấy phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình nên đã quyết định cùng một vài người bạn đi tham quan các trại nuôi dế ở Vĩnh Phúc, Hà Nội… Chia sẻ quan niệm của mình, ông nói: “Khi chúng ta nuôi trồng bất cứ loại cây con gì, muốn thành công trước hết chúng ta phải hiểu về đặc điểm sinh học của nó. Nuôi dế cũng vậy, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về kỹ thuật nuôi dế như cách chọn dế, dụng cụ nuôi, thức ăn, cách nuôi các loại dế… Chúng ta có thể tìm hiểu qua sách, báo nhưng cũng cần phải học hỏi từ thực tế. Cũng chính vì lý do đó mà trước khi quyết định nuôi dế, tôi đã đến nhiều trại đã nuôi thành công để được chia sẻ kinh nghiệm”.

 

Số vốn ban đầu cho nuôi dế cũng không cần nhiều, chỉ từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng là có thể nuôi được. Ban đầu, ông mua 4 thế hệ từ trứng dế chưa nở đến dế sinh sản. Ông cho biết: Vốn đầu tư ban đầu ít, nuôi không tốn diện tích chúng ta có thể tận dụng một góc buồng, căn gác. Theo đúng kỹ thuật thì dụng cụ nuôi dế thông thường là các loại thùng nhựa đựng nước cỡ 60 lít có đường kính đáy là 45cm và cao 70 cm với giá bán của thị trường là 70.000 đồng/thùng. Nhưng ông đã tiết kiệm bằng cách nuôi dế trong các thùng xốp với giá bán chỉ vài nghìn đồng. Thùng xốp có ưu điểm giữ ấm vào mùa lạnh và mát về mùa nóng, thêm vào đó, các thùng có thể xếp chồng lên nhau nên tiết kiệm được rất nhiều diện tích so với thùng nhựa. Chu kỳ của dế từ khi trứng đến lúc thành dế thương phẩm là 42 ngày, dế chịu được nhiệt từ 25 đến 45 độ. Hiện tại, ông đang nuôi 50 thùng, mỗi một thùng sau 2 tháng trừ hết chi phí cũng thu về được 2 triệu đồng. Trên thị trường bây giờ 1 kg dế bán ra là 200 – 300.000 đồng.

 

Từ kinh nghiệm bản thân, ông đã chia sẻ với nhiều người trong xã, ông khuyên họ nên chọn nuôi loại dế nào cho phù hợp. Bên cạnh đó, ông còn giúp đỡ mọi người về giống dế thương phẩm. Mong muốn của ông là thành lập được câu lạc bộ nuôi dế, từ đó để mọi người có thể hỗ trợ nhau về KHKT, giống.

 

Là CCB dám nghĩ, dám làm ông còn mạnh dạn trồng thử nghiệm 155 gốc cây thanh long ruột đỏ, trồng hồng nhân hậu… góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

 

 

                                                                                      Nguyễn Hồng

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục