Chị Bùi Thị Thanh ở xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu) thu hoạch khoai lang.

Chị Bùi Thị Thanh ở xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu) thu hoạch khoai lang.

(HBĐT)- Vừa đào thử mấy gốc khoai lang, chị Bùi thị Thanh ở xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu) cho biết: Không ngờ giống khoai lang này năng suất thật. Chỉ đào một luống chưa đầy 10m đã được gần 20 kg. Nhà có hơn 1.200 m2 trồng khoai ở đây. Mọi năm vụ đông thường trồng ngô. Nhưng giống ngô đông cho năng suất thấp, nếu tốt cũng chỉ được vài trăm nghìn. Năm nay trồng khoai lang giống mới, tôi thấy năng suất khá cao. Tuy chưa dỡ bán hết nhưng với giá 5.000 đồng /kg như hiện nay, ruộng này, cũng có trên dưới 10 triệu đồng rồi.

 

Vụ thu - đông năm nay, nhà anh Bùi Văn Liệu cũng ở xóm Khan Thượng trồng thử hơn 100 m2. Anh cho biết: Mọi năm đám ruộng này một năm trồng 2 vụ ngô. Vụ đông này thì đất bỏ không. Mỗi vụ thu được khoảng 50 cân ngô. Với giá hiện tại cũng chỉ được khoảng 150.000 đồng. Nhưng với giống khoai lang này thu được 700.000 - 800.000 đồng, hơn cả hai vụ ngô. So với các giống cây khác, khoai lang dễ trồng. Mọi công chăm sóc như làm cỏ, phun thuốc đều nhàn hơn. Năm nay nếu chăm sóc tốt, năng suất còn cao hơn nữa.

 

Chị Bùi Thị ưởn ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy, Lạc Sơn cho hay: Mọi năm hơn 200 m2 ruộng nhà tôi chỉ cấy vụ lúa. Mỗi năm chỉ được vài yến thóc. Như vậy chẳng bõ công trồng cấy, chăm sóc lúa. Năm nay trồng khoai lang vụ đông tuy chăm sóc không bằng lúa nhưng thu hoạch cũng được. Nếu bán hết được trên 1 triệu đồng. ông Phạm Tiến Dũng, Phó Chi cục ĐC -ĐC tỉnh cho biết: Mô hình trồng khoai lang do nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo hỗ trợ. Theo đánh giá ban đầu của Chi cục và Trung tâm giống cây trồng tỉnh, mô hình triển khai thành công. Theo ước tính, mỗi ha có thể cho thu khoảng 100 triệu đồng, trừ chi phí cũng được vài chục triệu đồng. Hiện nay, khoai lang là cây lương thực mà ngành chăn nuôi rất cần. Do vậy, việc trồng khoai lang không chỉ tạo thói quen thâm canh vụ đông mà còn mở hướng phát triển kinh tế cho những hộ nghèo ở vùng khó khăn ít có tiền đầu tư.

    

                                                                                           Việt Lâm

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục