Cây mây nếp và trám ghép được các hộ nông dân xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình chăm sóc phát triển tốt

Cây mây nếp và trám ghép được các hộ nông dân xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình chăm sóc phát triển tốt

(HBĐT) - Mô hình trồng cây mây nếp và trám ghép được trồng từ năm 2008 do Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng triển khai tại xã Dân Chủ (thành phố Hoà Bình) có 45 hộ nông dân tham gia với quy mô 56 ha.

 

Qua 3 năm trồng, chăm sóc, đến nay, cây trồng sinh trưởng và phát triển khá. Anh  Nghĩa, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng cho biết: Để mô hình triển khai đạt hiệu quả cao, trên cơ sở các hộ có đất rừng và có nguyện vọng được tham gia trồng rừng, Trung tâm đã hỗ trợ cây mây nếp, cây trám giống cho 45 hộ nông dân xã Dân Chủ để trồng 32 ha cây mây nếp, 24 ha cây trám ghép. Mật độ trồng với cây mây nếp là 3.333 cây/ha và cây trám ghép là 500 cây/ha. Khi tham gia mô hình, các hộ sẽ được Trung tâm hỗ trợ 100 % cây giống và 40 % lượng phân bón, sau 3 – 6 năm, 2 loại cây bắt đầu cho thu hoạch, cho thu liên tục trong vòng 20 năm và sản phẩm thu hoạch được người trồng rừng sẽ được hưởng lợi hoàn toàn.

 

Mây nếp và trám là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Với cây mây bắt đầu cho khai thác từ năm thứ 5 và năm thứ 7 trở đi, năng suất bình quân đạt 40– 50 tạ/ha, tương đương giá trị 40 – 50 triệu đồng, sản phẩm thu chủ yếu là thân mây, một phần hạt giống. Trong khi đó, cây trám ghép sau khi trồng 5 - 7 năm đã bắt đầu cho quả,  từ năm thứ 8 trở đi cho thu thêm nhựa, gỗ. Với chu kỳ kinh doanh kéo dài đến hàng chục năm, cây mây, trám đem lại thu nhập lớn cho các hộ gia đình. Quá trình thực hiện mô hình, các hộ đã được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, bón phân, nuôi dưỡng cây theo phương thức thâm canh và chăm sóc cây trồng được tiến hành theo đúng quy trình hướng dẫn kỹ thuật. Đến nay, sau 3 năm trồng cho thấy cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 90 %, đường kính trung bình của cây trám tăng từ 1 – 1,6 cm, chiều cao trung bình tăng từ 1 - 1,5 m, và cây mây nếp sinh thêm được 4 – 6 nhánh.

 

Tuy nhiên, để cây trồng phát triển tốt, người trồng rừng thu hoạch được sản lượng cao, thời gian tới cần có kế hoạch hỗ trợ chăm sóc và trồng dặm cho các hộ trồng trong những năm tiếp theo để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đồng thời, tăng xuất đầu tư của Nhà nước và giảm phần đóng góp của người dân để tất cả các hộ dân có đất rừng đều có thể tham gia trồng rừng.  

 

 

                                                                               Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục