Một nhóm du khách Nhật Bản chụm lại bàn tán trước gian hàng miễn thuế trong sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok

 
Tôi đi ngang qua, thấy họ cầm mấy hộp bánh giòn (senbei) của Nhật Bản, vẻ mặt rất ngạc nhiên trước sự xuất hiện của mặt hàng này tại Thái Lan. Vậy là sau Trung Quốc lại đến Thái Lan sản xuất món ăn nhanh và tiện lợi này của người Nhật vốn có tuổi đời rất lâu, từ năm 737.
 
Người Nhật có tập quán khi uống trà thường ăn kèm bánh senbei làm từ bột gạo tẻ hoặc nếp. Ngày nay, senbei gạo hoặc nếp là loại bánh thông dụng nhất ở Nhật Bản, vì vừa ngon vừa tiện lợi, không dính tay khi ăn.
 
Vào các siêu thị Nhật Bản, tại các quầy bánh, người ta sẽ thấy hàng trăm nhãn hiệu bánh giòn, mỗi loại có một hương vị độc đáo riêng của nhà chế biến. Như vậy, từ loại thực phẩm cơ bản là gạo tẻ hoặc nếp, người Nhật đã chế biến thành thức ăn tiện dụng rất phù hợp với thời đại công nghiệp hóa.
 
Ở Mỹ, gạo cũng được chế biến thành bánh tráng nướng sẵn ở dạng flake (miếng mỏng), trộn với sữa dùng cho bữa ăn sáng.
 
Nay Thái Lan đã sản xuất bánh gạo giòn, bánh được gói trong hộp giấy rất bắt mắt; còn tại thị trường Việt Nam, bánh gạo giòn nhập từ Trung Quốc được bày bán khắp nơi. Tại sao Việt Nam chưa làm bánh gạo hoặc nếp giòn ăn liền?
 
Chúng ta đã có bánh phồng tôm nhưng chưa tiện lợi vì phải chiên lên mới ăn được. Có lần, tôi mang mấy hộp bánh phồng tôm sang Thụy Điển tặng bạn bè. Khi ấy, tôi phải vào bếp “biểu diễn” cách chiên cho bánh phồng lên rồi mới mời mọi người thưởng thức. Lúc ăn, tôi hỏi “các bạn có thích món bánh phồng tôm của Việt Nam không?”, ai cũng trả lời “ngon lắm nhưng mất thời gian và phải biết cách chiên nữa, phức tạp quá!”. 
 


Bánh tráng của Việt Nam cũng vậy, phải nướng hoặc sơ chế rồi mới ăn được. Thỉnh thoảng, cũng có người nướng sẵn bánh tráng mang vào quán ăn rao bán nhưng cái nào cái nấy to đùng thì thật bất tiện.
 
Để trả lời câu hỏi vì sao Việt Nam không làm bánh gạo hoặc nếp giòn ăn liền, tôi có dịp thăm xưởng chế biến bánh nếp giòn senbei danh tiếng của Công ty Sanko Seika (Nhật Bản). Nguyên liệu chính của bánh senbei là nước và nếp.
 
Nước được chọn rất kỹ, họ phải khoan giếng nhiều nơi để tìm đúng loại nước ngon rồi mới đặt nhà máy ở đó. Kế đến là nếp, phải là loại nếp thật dẻo mà lại ít tốn năng lượng để nấu (trị số năng lượng BTU MAX phải dưới 750).
 
Giàn máy nhồi bột nếp trông như những cánh tay khổng lồ tán nhuyễn từng lô bột vừa từ nồi nấu đổ ra. Lò nướng bánh giống như một đường hầm dài khoảng 20 m, nhận bột đã được tán nhuyễn và khuôn cắt thành từng miếng nhỏ, đưa theo băng chuyền đến cuối lò là đã phồng lên và khô lại. Tại đây, công nhân quét gia vị lên bề mặt bánh, rắc thêm mè (tùy theo công thức chế biến) rồi đợi bánh nguội và đóng gói.
 
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản rất độc đáo, trong đó đặc biệt là các tập tục sử dụng những sản phẩm từ lúa gạo, đã làm gia tăng giá trị của nguyên liệu nông nghiệp cơ bản nhất của người Nhật.
 
Họ đã chế biến gạo, nếp thành hàng trăm món bánh tiện ích phục vụ người tiêu dùng, giúp nông dân trồng lúa có thu nhập cao hơn.
 
Trong khi đó, ở ta, ít có nhà chế biến làm được các sản phẩm như vậy từ gạo, nếp quê mình vốn rất dồi dào (mời tham khảo bài Một số sản phẩm từ lúa gạo Việt Nam đăng tại http://www.fao.org/inpho/content/documents/vlibrary/AE617e/index.htm) mà phần lớn là những món ăn không để lâu được, không thể ăn liền và khi ăn xong phải dọn dẹp, rửa tay.
 
Nói chung, các loại bánh của Việt Nam làm từ gạo hoặc nếp chưa phù hợp với người tiêu dùng có tác phong công nghiệp, do đó chưa xuất khẩu được như Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan.
 
Hạt gạo Việt Nam đã "xuất ngoại" hơn 20 năm qua, vậy mà đến bây giờ sản phẩm từ gạo của chúng ta xuất hiện rất ít tại các siêu thị trên thế giới. Bởi thế, chiếc bánh senbei của người Nhật ắt hẳn gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ, nhất là về “liên kết 4 nhà” (Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà nông nghiệp) đã thực hiện lâu nay nhưng còn quá lỏng lẻo!
 
 
                                                                               Theo Báo NLĐ
 
 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục