Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã phát đi lời cảnh báo trên trang web chính thức của Bộ Công thương về việc nhiều doanh nghiệp (DN) của VN, do bất cẩn đã bị những kẻ lừa đảo tại Pakistan lừa bằng những thủ đoạn khá tinh vi.

 

Mua bông nhưng lại nhận được… đá và rác

Nội dung của lời cảnh báo mà Thương vụ Việt Nam tại Pakistan phát đi là: Thời gian gần đây, trên thị trường Pakistan nổi lên hiện tượng một số DN Việt Nam bị lừa đảo. Nguyên nhân mà những DN của VN bị lừa là do quá bất cẩn, dẫn đến sơ hở khiến bọn lừa đảo dễ dàng chiếm đoạt tiền.

DN nhập khẩu bông nhưng lại nhận được… rác và đá (Ảnh minh họa).
DN nhập khẩu bông nhưng lại nhận được… rác và đá (Ảnh minh họa).

Những bất cẩn mà các DN Việt Nam đã mắc phải như: DN không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao, không gửi chứng từ trước khi giao hàng, không thẩm định tên DN cũng như địa chỉ của đối tác…

Một ví dụ điển hình là Cty H (có địa chỉ tại TP.HCM) ký hợp đồng mua 150 tấn bông phế liệu của Cty SG TRADING CORPORATION, địa chỉ: Room No. 606, SS Chamber, SITE, Karachi, Pakistan. Điện thoại: 0092 312 3099870. Fax: 0092 12 2566103. Đại diện: ông John Ali. Email: johnali83@hotmail.com. Skype: johnali83. Cty H mở L/C qua ngân hàng Pakistan trả tiền ngay cho người bán.

Nhưng khi nhận được hàng, Cty H mở container thì thấy bên trong container chỉ toàn… đá và rác. Cty H. lập tức mời giám định và gửi thư khiếu nại đến khách hàng Pakistan. Tuy nhiên khách hàng Pakistan lập tức cắt đứt mọi liên lạc.

Theo đề nghị giúp đỡ của Cty, Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã tìm cách tiếp xúc với khách hàng và thông báo cho các cơ quan hữu quan của Pakixtan đề nghị hỗ trợ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tên Cty là đối tác của Cty H là tên giả. Địa chỉ Cty là 1 phòng khóa kín. Tài khoản của Cty tại ngân hàng đã bị rút hết tiền.

Mất tiền vì quá tin đối tác

Một Cty khác đóng trên địa bàn TP.HCM đã bị lừa hơn chục tấn cao su và chỉ nhận được một số tiền nhỏ đặt cọc. Đó là trường hợp của Cty V. ở TP.HCM. Sau khi chuyển 16,4 tấn cao su theo hợp đồng đã ký kết, khi làm thủ tục thanh toán thì “đối tác” là Cty GLOBAL TRADING CORPORATION đã “mất hút con mẹ hàng lươn”.

Theo hợp đồng, Cty GLOBAL TRADING CORPORATION có địa chỉ: Sialkot 51310 Pakistan. Người giao dịch: Mr. Naeem-Ur-Rehman, mobile phone: 0333 864 2136/ 0346 655 3687, E-mail: diamond_footballs@yahoo.com. Điều kiện thanh toán là đặt cọc 10% trị giá hợp đồng, phần còn lại thanh toán theo phương thức D/P.

Sau khi ký hợp đồng, phía người mua chuyển tiền đặt cọc. Người chuyển tiền đặt cọc là Mr. Umer Bilad S/o Sh. Bilad Ahmed, address: HNo. 516 Ali Ul Haq Road Model Town, Sialkot, Ph. 355 9851/0301 871 5151/0300 871 0351.

Sau khi nhận được tiền đặt cọc, Cty V tiến hành giao hàng, lập chứng từ thanh toán và gửi cho ROYAL EXCHANGE LTD. Địa chỉ: Sharif Center, Rang Pura Block No: 6, Sialkot 51310, Pakistan. BIC/Swift Code: ROEXPKK1XXX.

Tuy nhiên sau khi gửi chứng từ thanh toán, Cty V không nhận được số tiền còn lại. Cty V liên hệ lại với “khách hàng” Pakistan thì bặt vô âm tín, mọi thông tin liên lạc bị cắt đứt.

Theo đề nghị giúp đỡ của Cty V, Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cũng vào cuộc, tìm cách tiếp xúc với “khách hàng” và thông báo cho các cơ quan hữu quan của Pakistan đề nghị hỗ trợ.

Sau khi các cơ quan chức năng của VN và Pakistan vào cuộc, thì sự thật cho thấy tên Cty GLOBAL TRADING CORPORATION là tên giả. Địa chỉ Cty cũng là địa chỉ “ma”. Người chuyển tiền đặt cọc là 1 cá nhân, hiện cũng không liên lạc được. Tổ chức nhận chứng từ để làm thủ tục thanh toán theo phương thức D/P - ROYAL EXCHANGE LTD không phải là 1 ngân hàng mà chỉ là 1 đại lý thu đổi ngoại tệ, kiêm chuyển tiền ra nước ngoài theo kênh không chính thức.

Qua 2 vụ lừa đảo điển hình trên đây, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã phải phát đi lời cảnh báo để các DN Việt Nam biết và thận trọng hơn khi làm ăn với các đối tác tại thị trường Pakistan.

Một số chiêu thức rút ra từ các trường hợp lừa đảo tại thị trường Pakistan:

- Các tổ chức lừa đảo thường lấy tên giả có chữ cuối cùng là CORPORATION.

- Các tổ chức lừa đảo thường không đưa ra số điện thoại cố định, mà chỉ đưa ra số điện thoại di động. Không đưa ra số fax hoặc đưa ra số fax sai, không sử dụng được.

- Các tổ chức lừa đảo thường đưa ra các địa chỉ E-mail công cộng như hotmail.com/yahoo.com (địa chỉ E-mail của DN Pakistan thường là tên-doanh-nghiêp@cyber.net.pk).

- Các tổ chức lừa đảo thường đưa ra các điều kiện hợp đồng sao cho có thể tẩu tán tiền/hàng thật nhanh (trường hợp Cty H. là thanh toán bằng L/C trả tiền ngay. Trường hợp Cty V. là gửi thẳng chứng từ cho đại lý thu đổi ngoại tệ).

- Các tổ chức lừa đảo chỉ thực hiện được hành vi lừa đảo khi các DN Việt Nam quá sơ hở (trường hợp Cty H. là không yêu cầu tổ chức giám định uy tín kiểm tra hàng trước khi giao. Cty V. là không gửi chứng từ giao hàng qua ngân hàng).

 

 

                                                                                 Theo Bao LĐ

 

Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục