Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) chăm sóc cây màu vụ xuân

Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) chăm sóc cây màu vụ xuân

(HBĐT) - Theo ông Bùi Văn Bộ, Phó phòng NN & PTNT huyện Kim Bôi, vụ này, toàn huyện trồng 2.500 ha lúa, 6.500 ha cây màu. Trong tổng số hơn 400 ha đất lúa hạn, bà con đã chuyển sang trồng màu khoảng 300 ha. Nhờ kế hoạch vụ chiêm - xuân được triển khai sớm từ cấp huyện đến xã, xóm nên đảm bảo yêu cầu tiến độ đề ra.

 

Đến thời điểm này, các xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thành gieo trồng lúa, hoa màu, tập trung cho chăm sóc cây trồng. Tiến độ làm cỏ đợt 1 đã đạt 80%, tình hình sâu bệnh trên cây trồng ổn định. Có một trở ngại trong sản xuất vụ xuân năm nay giá lúa giống, vật tư, phân bón nông nghiệp tăng cao nên việc đầu tư chăm sóc cây trồng hạn chế. Để phần nào hỗ trợ bà con nông dân, huyện đã trợ giá giống lúa thuần BC 15, TB R1, TB R36 với mức trợ giá 3.000 đồng/kg giống, tổng lượng giống lúa được trợ giá vụ này là 58 tấn.

 

Trong điều kiện thời tiết nắng ấm, bà con các xã từ Vĩnh Tiến, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Kim Tiến, Kim Bôi, Nam Thượng, Sào Báy hối hả ra đồng làm cỏ, sục bùn tránh để xảy ra hiện tượng cây lúa bị nghẹt rễ, tập trung bón cân đối đạm, lân, kali thúc đẩy quá trình sinh trưởng của lúa. Đội ngũ cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật huyện, xã tích cực xuống đồng với bà con, thăm lúa, hoa màu, hướng dẫn nông dân trong chăm sóc. Đồng thời, nắm tình hình sâu bệnh, nhanh chóng phát hiện, phòng trừ những điểm lúa bệnh, nhất là bệnh lùn sọc đen, sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu phát sinh. Ngoài nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện còn trích kinh phí 600 triệu đồng hỗ trợ lượng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bệnh. Đoàn thanh niên, Hội Nông dân cơ sở phối hợp thành lập đội xung kích phun thuốc hỗ trợ bà con trong tình huống sâu bệnh hại lúa xảy ra. Các xã, thôn đã được ứng trước kinh phí nhiên liệu dầu máy, điện để phục vụ chống hạn.

 

Đồng hành cùng nông dân chăm sóc lúa, hoa màu, ngành NN & PTNT huyện phối hợp với huyện đoàn tổ chức phát dọn bai, nạo vét kênh, mương. Những ngày đầu tháng 3, với hàng trăm ngày lao động công ích, thanh niên các xã đã được huy động đắp lại hệ thống bai xóm Lục - xã Kim Bình, bai Rường - xã Trung Bì và bai xóm Rạnh - xã Đông Bắc với 40m đập, 80m3 chống hạn, diệt 55kg ốc bươu vàng hại lúa. Quyết liệt triển khai công tác chống hạn, đảm bảo tưới tiêu. Các xã tăng cường kiểm tra hồ, đập, có phương án quản lý, điều tiết nước hợp lý. Hiện tại, lượng nước ở các bai, hồ, đập lớn trong huyện còn từ 35 - 40% dung tích. Huyện đã chuẩn bị sẵn sàng nguyên, nhiên liệu hỗ trợ việc bơm nước tưới.

 

Ngoài 14 trạm bơm do xã quản lý, hơn 100 máy bơm dã chiến trang bị cho các xã vùng hạn vào những năm trước. Huyện đã trình tỉnh tiếp tục hỗ trợ thêm 29 máy bơm bố trí dọc bờ các sông tăng khả năng chống hạn cho vụ chiêm - xuân. Một hoạt động đang tích cực được huyện chuẩn bị, triển khai trong tháng 4 là Huyện Đoàn chuẩn bị lực lượng, huy động ngày lao động thủ công đốt đèn bắt bướm, vùi lấp chôn cây bệnh, phun thuốc trên các diện tích cây bệnh hỗ trợ nhà nông. Một số xã như Nam Thượng, Hợp Đồng sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 đầu tư mua động cơ, máy bơm chống hạn hiệu quả.

 

                                                                  Bùi Minh  

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục