Chiều 1-4, Sở Công thương và Sở Tài chính TPHCM đã công bố kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM năm 2011 và Tết Nhâm Thìn 2012. So với năm ngoái, chương trình năm nay tăng cả về nhóm mặt hàng, điểm bán và doanh nghiệp (DN) tham gia.

 

Khách hàng chọn mua thịt với giá bình ổn tại siêu thị

Cùng với 14 DN của năm 2010, năm nay có 8 DN mới đã đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá, nâng tổng số lên 22 DN. Trong số đó có 19 DN nhận vốn vay từ chương trình với tổng số tiền 412 tỷ đồng, lãi suất 0% trong 12 tháng. 3 DN không nhận vốn vay (gồm HTX Phước An, Công ty CP Thủy hải sản 584 Nha Trang và Công ty TNHH Phú An Sinh) nhưng vẫn đăng ký cụ thể số lượng, giá bán, đồng thời chấp hành đúng các cam kết từ chương trình. Thời gian thực hiện từ nay đến hết ngày 31-3-2012.

Cùng với việc gia tăng số lượng và chủng loại hàng hóa, số lượng điểm bán năm nay cũng được các DN phát triển thêm với 2.314 điểm. Về giá bán hàng bình ổn, bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, năm nay sẽ có 2 tiêu chí giá để so sánh là giá bán của năm 2010 và giá của các DN cùng tham gia đăng ký. Trên cơ sở giá của DN tự xây dựng và đăng ký, cộng với việc khảo sát giá bán cùng mặt hàng từ thị trường và từ Cục Thống kê công bố, Sở Tài chính sẽ xác lập mức giá phù hợp nhưng vẫn thấp hơn thị trường 10% nhằm đủ sức dẫn dắt thị trường.

Trong quá trình thực hiện, nếu nguyên vật liệu đầu vào tăng 15%, sở sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh, tránh tình trạng tạo “vùng trũng” về giá đối với hàng bình ổn. Ngược lại, nếu giá nguyên liệu giảm 5%, các DN phải điều chỉnh giảm ngay giá bán tương ứng. Hôm nay (2-4), các sở ngành chức năng sẽ báo cáo trước UBND TP về mức giá mới ấn định. Ngay sau đó, sở sẽ công bố giá bán các nhóm hàng bình ổn đến người tiêu dùng TP.

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các DN thuộc khối DN công nghiệp Trung ương tại TPHCM đã đề ra nhiều giải pháp tích cực nhằm giữ vững ổn định sản xuất – kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Hầu hết DN thuộc các ngành điện, cơ khí, hóa chất, nhựa, chế biến thực phẩm, nước giải khát, giày da, dệt may… đã cam kết không tăng giá thành sản phẩm để ổn định thị trường và giải quyết đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Nhiều biện pháp được đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu trên, trong đó có việc tiết kiệm 10% - 12% chi phí sản xuất đầu vào và sắp xếp lại sản xuất, hợp lý hóa thiết bị công nghệ, bố trí lao động hiệu quả. Mặt khác, nhiều DN trong khối còn có chính sách chăm lo đời sống sinh hoạt cho người lao động qua việc bảo đảm việc làm và thu nhập, trợ cấp về nhà ở, học hành, chăm sóc y tế đối với các trường hợp khó khăn, neo đơn.

Sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp trung ương tại TPHCM vẫn giữ được ở mức 12% - 17%, ổn định được giá thành và giá bán sản phẩm và không để xảy ra biến động lao động làm ảnh hưởng đến sản xuất – kinh doanh.

 

 9 mặt hàng bình ổn hàng tháng năm 2011

Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ từng tháng tại địa bàn TPHCM đối với các nhóm mặt hàng, số lượng hàng bình ổn sẽ chiếm 20%-25% so với thị trường. Cụ thể, gạo - nếp 5.500 tấn; đường RE 2.300 tấn; dầu ăn 800 tấn; thịt gia súc 3.600 tấn; thịt gia cầm 1.650 tấn; trứng gia cầm 18 triệu quả; thực phẩm chế biến 1.010 tấn; rau củ quả 1.410 tấn; thủy hải sản 65 tấn.

Đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho thị trường Tết Nhâm Thìn 2012 sẽ có điều chỉnh cơ cấu về lượng hàng trong từng nhóm hàng so với tháng thường. Theo đó, số lượng hàng bình ổn tết sẽ chiếm 30%-40% so với nhu cầu thị trường. Cụ thể: gạo - nếp 4.700 tấn; đường RE 2.500 tấn; dầu ăn 900 tấn; thịt gia súc 3.650 tấn; thịt gia cầm 1.950 tấn; trứng gia cầm 25 triệu quả; thực phẩm chế biến 1.310 tấn; rau củ quả 2.010 tấn; thủy hải sản 65 tấn

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục