“Bình ổn vĩ mô phải trả giá nhất định. NHNN chịu áp lực của DN như đòi hỏi tăng trưởng tín dụng cao hơn, lãi suất thấp hơn thì mới sản xuất. Đó là đòi hỏi chính đáng, nhưng giờ đây nó phải được xem xét lại trong bối cảnh lạm phát.

Khi lạm phát đã ở mức hai con số mà đòi hỏi lãi suất thấp là điều không thể” - Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu với Nhóm công tác NH tại Diễn đàn DN Việt Nam ngày 27.5.2011 tại Hà Nội được báo chí tường thuật. 



Một thông điệp rõ ràng: Lãi suất chưa thể giảm ngay và mục tiêu chống lạm phát vẫn được NHNN ưu tiên ở vị trí hàng đầu. Nó cũng phát đi tín hiệu rằng NHNN đang lắng nghe và nghe thấy những kiến nghị bức xúc của DN, nhất là DN vừa và nhỏ, giảm mặt bằng lãi suất. Những phát ngôn như vậy của đại diện cơ quan quản lý rất cần thiết trong lúc này khi mà những tranh luận nghiêng về tăng trưởng kinh tế hay ổn định vĩ mô đang trỗi dậy.

Phải thừa nhận chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu từ tháng 11.2010 đã qua bảy tháng và đang ngấm, đang đụng chạm đến mọi đối tượng, mọi lĩnh vực từ CK, BĐS đến sản xuất, chế biến nông, lâm thủy hải sản, công nghiệp.... Sức chịu đựng lãi suất cao của nền kinh tế đang bị thử thách. Đâu đó có ý kiến cho rằng độ thắt chặt tiền tệ đã đủ, CPI tháng sáu tới sẽ hạ nhiệt và đã đến lúc nới lỏng tín dụng.

Nhưng nhiều người vẫn chưa quên lạm phát đã quay trở lại mạnh mẽ như thế nào khi nửa cuối năm 2009, gói kích cầu thông qua tín dụng NH được thiết lập. Các tổ chức tài chính quốc tế như NH Phát triển Châu Á (ADB) đang khuyến cáo Việt Nam không nên lặp lại tình trạng của năm 2009 và kiên định theo đuổi các liệu pháp ổn định kinh tế vĩ mô.

"Liều thuốc" lãi suất cao, như vậy, chưa thể bớt đi độ đắng, nhưng ít nhất người uống thuốc đã nhận ra sẽ còn phải duy trì thêm một thời gian. Cần thiết bây giờ có lẽ là một sự minh bạch, cởi mở và thông thoáng hơn về thành phần của thuốc để lấy lại niềm tin cho người dân cũng như doanh nghiệp. Người dân, doanh nghiệp cần phải biết nền kinh tế đang ở cấp độ nào từng tháng, từng quý qua những con số công bố chính thức để nắm bắt tình hình, điều chỉnh cho phù hợp kế hoạch làm ăn.

Ông Dominic Scriven, TGĐ Dragon Capital, đề nghị Chính phủ thiết lập một lịch sự kiện kinh tế, công bố các chỉ số, thông tin kinh tế chẳng hạn chỉ số thất nghiệp, hàng tồn kho, dữ liệu thị trường nhà đất, tăng trưởng tín dụng, dự trữ ngoại hối... Các nước phát triển và ngay cả các nước đang phát triển trong khu vực cũng đã làm việc này từ lâu. Tác động của những dữ liệu kinh tế như thế lên việc hoạch định chiến lược kinh doanh của giới doanh nhân là không thể phủ định.

Trong khi cơ quan tài chính đang công khai ngày một cởi mở hơn thu chi ngân sách, nợ nước ngoài, vốn liếng của DN quốc doanh; Bộ Công thương cập nhật thường xuyên hơn số liệu nhập siêu, giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu; với Bộ Kế hoạch và Đầu tư là vốn đăng ký, vốn giải ngân đầu tư nước ngoài... thì số liệu liên quan đến tiền tệ ngày một ít được công bố định kỳ, ít được công khai rộng rãi. Lâu lắm rồi, tận tuần trước mới thấy Thống đốc NHNN cập nhật số liệu chi tiết, có kèm theo số tuyệt đối, tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, cơ cấu cho vay. Sự công bố ấy chỉ có được sau hàng loạt sự phản ánh đầy đặc của các phương tiện truyền thông và các phỏng đoán từ bình luận của giới tài chính về điều hành lãi suất.

Các NH quốc doanh thờ phào nhẹ nhõm khi Thống đốc cho biết NHNN chưa có chủ trương áp trần lãi suất cho vay dù cũng có ý kiến đưa ra. Tuy nhiên, điều mà dư luận chờ đợi nhất là bãi bỏ trần lãi suất huy động lại không được Thống đốc đề cập. Nếu lãi suất cao là một trong những thành phần chính của "liều thuốc" kềm chế lạm phát, thì tại sao lại phải đặt một cái trần cho nó? Một cái trần có cũng như không khi mà bất kỳ người dân nào vào ngân hàng gửi tiền đều mặc cả lãi suất như mua bán một món hàng ngoài chợ.

Từ xưa đến nay ngân hàng là nơi người ta tin tưởng mang tiền đến gửi, nay người ta đem tiền tới và ngã giá lãi suất và nếu không thỏa thuận được, không tin tưởng được, họ mang tiền đi nơi khác. Người gửi lượng tiền càng nhiều, càng dễ mặc cả. Chỉ thiệt thòi những người gửi dăm ba triệu đồng, chẳng thể ngã giá, đành chấp nhận trần lãi suất quy định. Hóa ra cái trần lãi suất là dành cho người gửi ít tiền, cho người nghèo!    

Trở lại với thông điệp của Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Thông điệp ấy phải đi đôi với hành động kiên định. NHNN cho biết đã có danh sách 14 NH đang có mức tăng trưởng tín dụng vượt 20%/năm và sẽ xử lý. Cũng NHNN thông báo chuẩn bị làm việc với các ngân hàng về việc hạ tín dụng phi sản xuất xuống 22% vào cuối tháng 6.2011.

Một số ngân hàng thừa nhận không có khả năng đáp ứng chỉ tiêu này đúng hạn và đang yêu cầu được dãn thời gian đến cuối tháng 9.2011, hoặc nâng chỉ tiêu lên. Dư luận đang e ngại liệu NHNN có du di tín dụng phi sản xuất như đã từng du di yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỉ đồng vào cuối năm ngoái? NHNN có đủ sức buộc các NH không đạt chỉ tiêu tín dụng phi sản xuất tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi như đã từng tuyên bố trong quý một? Còn nếu đã nói mà không thực hiện được, thì các chỉ tiêu tiền tệ đã hoạch định liệu đã phù hợp với tình hình thực tế chưa?

                                                                          Theo Laodong

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục