Giống cỏ VA 06 to hơn cỏ Voi (ảnh minh hoạ)

Giống cỏ VA 06 to hơn cỏ Voi (ảnh minh hoạ)

(HBĐT) - Những năm trước đây, xóm Dom, xã Yên Lạc được nhiều người biết đến từ hiệu quả phòng trào cải tạo đàn bò địa phương và giờ đây đang là tâm điểm của các hộ trăn nuôi trâu, bò của Yên Thủy từ việc xây dựng và nhân rộng mô hình trồng giống cỏ VA06, một loại cỏ chịu hạn, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, phù hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc. Người đi đầu trong xây dựng và phát triển mô hình đó là Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lạc Đinh Đức Thành

 

Việc đưa giống cỏ VA06 về trồng đại trà ở xóm Dom để phát triển chăn nuôi trâu, bò đối với Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Đức Thành cũng là sự tình cờ, ngẫu nhiên và may mắn. Năm 2009, trong một chuyến đi tham quan, anh ngỡ ngàng và vui mừng khôn xiết khi đi qua đồng cỏ bạt ngàn, xanh mướt ở Ba Vì (Hà Nội). Ở đó, cũng vùng đất đá ong khô cằn giống như Yên Lạc và anh quyết định mua cây giống về trồng thử. Sau vài tuần, rạnh cỏ trong vườn gia đình anh đã lên mầm, đẻ nhánh và ba tháng sau đã cao lút đầu người. Với ít cây giống ban đầu. anh cắt để nhân giống và trồng cả những nơi “đầu thừa, đuôi thẹo” vốn trước đây bỏ hoang. Anh Thành nhận xét: “Cây cỏ VA06 chịu hạn rất tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Yên Lạc, công chăm sóc ít vì những lứa đầu không phải bón phân, xới đất. Trâu, bò chỉ cần nhốt tại chuồng, cắt cỏ về cho ăn đỡ mất công chăn thả lại thu gom được phân bón cho cây trồng. Quả thực giống cỏ VA06 đã trở thành cứu cánh cho các hộ nuôi trâu, bò trên địa bàn”.

 

Với kết quả ban đầu, anh Thành đã vận động một số hộ ở xóm Dom, xóm Cả góp vốn mua giống tại Trung tâm giống cỏ Ba Vì và bàn, thống nhất với tập thể lãnh đạo xã cho các hộ có nhu cầu làm hợp đồng giao đất không thu tiền tại bãi chăn thả của xóm để trồng cỏ phát triển chăn nuôi. Ý tưởng và mô hình của Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Đức Thành đã trở thành hiện thực, phát huy hiệu quả. Từ 1 ha ban đầu, đến nay, giống cỏ VA06 đã nhân rộng lên thành 4 ha trồng tập trung. Những diện tích đất trước các hộ đây bỏ hoang cũng được tận dụng triệt để để trồng cỏ phát triển chăn nuôi. Đến nay, xóm Dom có 100 hộ và xóm Cả có 8 hộ tham gia trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò. Nhiều hộ như gia đình anh Bùi Văn Quyên, Bùi Mạnh Điển thường xuyên duy trì đàn bò từ 6-7 con, những hộ ít cũng có 2-3 con trong chuồng.

 

Chị Dương Thị Châm, trưởng xóm Dom cho biết: Trồng cỏ VA06 nuôi trâu, bò thương phẩm đã góp phần giải phóng sức lao động, tận dụng được diện tích đất hoang hóa và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ lúc trồng đến lúc thu  lứa đầu là 3 tháng, sau đó, mỗi tháng thu hoạch được 1 lứa, đặc biệt đây là loại cỏ không ra bông. Nếu chọn được một con bê giống tốt, sau 8 tháng, trừ chi phí đã có lãi khoảng 5 triệu đồng. Từ đó, nhiều hộ trong xóm đã thoát nghèo từ mô hình này. Lợi ích, hiệu quả từ trồng cỏ VA06 chăn nuôi trâu, bò đã lan tỏa ra toàn xã. Từ năm 2010 đến nay, xã Yên Lạc duy trì đàn trâu, bò trên 1.520 con. Các xã lân cận như Phú Lai, Hữu Lợi, Yên Trị đã tìm đến học hỏi kinh nghiệm để  phát triển chăn nuôi theo hướng  mới.

 

Sản xuất không ngừng phát triển, nhất là mô hình trồng cỏ VA06 chăn nuôi trâu, bò đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các hộ dân ở Yên Lạc. Đặc biệt, ở xóm Dom, nguồn thu từ chăn nuôi trâu, bò hiện chiếm 1/3 tổng thu nhập trên địa bàn. Bình quân thu nhập của người dân đạt trên 10 triệu đồng/năm, toàn xóm chỉ còn 16 hộ nghèo (tiêu chí mới), chiếm 8,8%. Năm 2010 có 163/180 hộ đạt tiêu chuẩn văn hóa và xóm Dom tiếp tục giữ vững là làng văn hóa.

 

                                                                               Đức Phượng

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục