Đã có thời kỳ ngành điện tử được xác định là công nghiệp mũi nhọn với những tham vọng rất lớn nhưng nay đang phải đối mặt với những thách thức sinh tử

Điện tử là ngành đứng thứ 5 trong số những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao. Từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam tăng cao, năm 2010 đạt 3,59 tỉ USD, tăng 39,4% so với năm trước. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu điện tử năm nay đạt mức 4 tỉ USD nhưng nhìn một cách tổng quan, ngành công nghiệp một thời được coi là mũi nhọn này đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng.

Công nghệ lạc hậu 10-20 năm

Nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy tính đến nay, cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp (DN) điện tử, kể cả DN thương mại.

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh CIEM, hàng điện tử của Việt Nam đã xuất khẩu sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vai trò chủ đạo trong xuất khẩu hàng điện tử là DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm hơn 90%. Đa số DN điện tử nhập khẩu linh kiện, trong đó có DN nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu từ nước ngoài.
Tỉ lệ nội địa hóa, nếu có, trong một sản phẩm điện tử như tivi, máy nghe nhạc… xuất khẩu chỉ là thùng các tông và xốp. Nguyên nhân khiến các DN trong nước không tham gia được trong chuỗi giá trị xuất khẩu vì quy mô DN nhỏ, luôn phải đối mặt với áp lực về vốn, trình độ công nghệ lạc hậu nên khó cạnh tranh.

Sau khi Sony ngưng sản xuất tại Việt Nam, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Sony toàn hàng ngoại. Ảnh: HỒNG THÚY

Theo ông Đỗ Quang Hùng, Chủ tịch Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam, nếu chỉ tính riêng DN lắp ráp, Việt Nam có gần 500 DN. Công nghệ của ngành điện tử Việt Nam lạc hậu 10-20 năm so với khu vực và thế giới. Do vậy, chỉ có DN FDI mới tham gia được vào xuất khẩu và được lợi từ các ưu đãi nhờ các hiệp định thương mại. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần 3,6 tỉ USD năm 2010, các DN trong nước chỉ chiếm chưa đến 100 triệu USD, còn lại là giá trị của các DN FDI.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng đây là vấn đề rất đáng suy nghĩ vì ngành điện tử đã có thời kỳ được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn với những tham vọng rất lớn. Nhưng kết quả cho thấy ngành này hoàn toàn phụ thuộc vào DN FDI, còn DN trong nước rất yếu và đang lần lượt biến mất dần.

Gia công + lắp ráp

Theo CIEM, mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm máy in, linh kiện điện tử như bo mạch, ram máy tính, linh phụ kiện máy in… Một vài năm trở lại đây, hướng đi mới là xuất khẩu thành phẩm với thị trường chủ đạo là Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Á, ASEAN, Mỹ và châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng năng lực cạnh tranh lại rất thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm chiếm chưa đến 17%, thể hiện ở hoạt động gia công và lắp ráp.
Trong đợt điều chỉnh tỉ giá hơn 9% từ tháng 2 vừa qua, các DN điện tử Việt Nam hầu như rất ít bị ảnh hưởng đến doanh thu vì phần lớn chỉ hoạt động lắp ráp, nguyên liệu và thị trường đều do công ty mẹ thực hiện.

Ông Đỗ Quang Hùng nhận xét: Ngành điện tử Việt Nam đang ở đáy của chuỗi giá trị. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước nhưng không hề có chỗ đứng trong ASEAN. Ví dụ năm 2007, Singapore xuất khẩu 71 tỉ USD, Malaysia xuất 62 tỉ USD, Thái Lan xuất 43 tỉ USD, Philippines xuất 37 tỉ USD…, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa đến 2 tỉ USD. Đây là ngành đòi hỏi đầu tư vốn lớn nhưng lợi nhuận đạt được rất thấp. Muốn nâng cao sức cạnh tranh, cần tăng giá trị gia tăng trong các sản phẩm, nếu không sẽ không thoát khỏi lắp ráp, gia công.

Nhiều chuyên gia còn cho rằng hiện tượng nhiều DN sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, kể cả DN FDI, gần đây thi nhau thu hẹp sản xuất, chuyển hướng sang nhập khẩu hàng nguyên chiếc để bán là những dấu hiệu đáng lo ngại. Nếu không có chính sách phù hợp kịp thời, nguy cơ phá sản ngành công nghiệp điện tử, vốn đã quá yếu kém, là điều khó tránh khỏi.

                                                                                Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục