Việc gửi bản chào giá bị lỗi và thiếu vẫn tồn tại trong thời gian thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm (ảnh minh hoạ). Ảnh: TTXVN

Việc gửi bản chào giá bị lỗi và thiếu vẫn tồn tại trong thời gian thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm (ảnh minh hoạ). Ảnh: TTXVN

Ngày 16.9, sau hơn 2 tháng thực hiện thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh theo Quyết định 26 của Thủ tướng Chính phủ, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội nghị đánh giá những mặt được, chưa được của thị trường.

 

Dù cho rằng các doanh nghiệp nhìn chung đã tuân thủ đúng quy định thị trường, tuân thủ việc lập kế hoạch, lập lịch huy động. Song đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập khi thời điểm vận hành chính thức thị trường chỉ còn hơn 3 tháng nữa. 

Vẫn còn vướng ở khâu chào giá

Đánh giá về tình hình vận hành thị trường, ông Bùi Xuân Khu - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (ERAV) cho biết: Các đơn vị phát điện đã thực hiện gửi bản chào giá theo ngày khá đầy đủ. Trong tháng 7.2011, có 8 bản chào lỗi và 34 bản chào thiếu, nhưng sang tháng 8.2011, số bản chào lỗi, thiếu giảm xuống còn một nửa là 4 và 15. Tuy nhiên, việc này lại lặp lại trong 2 tuần đầu tháng 9.2011, với số bản chào lỗi lên tới 7 và bản chào thiếu là 13. Nguyên nhân của việc chào giá không thực hiện được là do lỗi của hệ thống và bản thân DN chưa quen thao tác.

Đáng chú ý, trong ngày 25.7, do hệ thống máy chủ có vấn đề nên toàn bộ hệ thống bị treo, các nhà máy không thể thực hiện được thao tác gửi bản chào theo quy định về Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia. Những vấn đề gặp phải khá phổ biến là tổ máy khả dụng (sẵn sàng đáp ứng), nhưng được chào bằng 0 cả ngày hoặc một số giờ thấp điểm đêm (trường hợp của một số nhà máy thủy điện ở miền Trung). Hoặc các tổ máy đang sửa chữa, bị sự cố nhưng vẫn được các Cty chào giá có công suất để được huy động; phổ biến tình trạng công suất công bố khi chào cao hơn khả dụng thực tế của tổ máy...

Giá điện cũng phản ánh đúng quy luật của thị trường trong các tháng mùa lũ. Thống kê giá phát điện (chưa tính giá truyền tải, phân phối), ERAV cho biết: Giá điện trong tháng 7.2011 đạt thấp nhất do nhiều nhà máy thuỷ điện được huy động, tương ứng với các giờ thấp điểm, giờ bình thường và giờ cao điểm là 381, 538 và 615đ/kWh. Giá điện tháng 8.2011 cao hơn ở mức 494-732 và 798đ/kWh; trong khi giá điện tháng 9.2011 tương ứng là 595-757-817 (giờ cao điểm đã đạt xấp xỉ mức giá trần 900đ/kWh - quy định tại QĐ 64 của ERAV). Giá trần của thị trường, theo thông tư mới đã được ERAV công bố là 1.400đ/kWh, áp dụng từ 1.8.2011.

Trong khi chào giá theo bản chào, sản lượng điện của các nhà máy còn nhiều sai lệch giữa sản lượng thị trường và sản lượng huy động thực tế. Một số diễn biến cho thấy, các quy định trong thông tư 18 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh đã không tính toán hết, như: Quy định “cứng” biểu đồ phát điện của các nhà máy thủy điện lớn đa mục tiêu, dẫn đến khó điều tiết linh hoạt lịch huy động các tổ máy trong trường hợp phụ tải cao hơn dự kiến.

Một số nhà máy thủy điện, ngoài tham gia thị trường, còn có nhiệm vụ đảm bảo tưới tiêu cho nông nghiệp, cấp nước cho hạ du như thuỷ điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ cấp nước cho đập Đồng Cam - Phú Yên, thuỷ điện Đa Nhim cấp nước cho Ninh Thuận; thuỷ điện Hòa Bình xả nước đổ ải cho Đồng bằng sông Hồng...

Cần công khai, minh bạch giá

Nhiều hy vọng của người sử dụng điện cho rằng, khi thị trường điện cạnh tranh khởi động thì giá điện sẽ giảm, hoặc chí ít là có lên, có xuống. Xong những gì đang diễn ra trên thị trường điện thí điểm lại cho thấy, giá điện chỉ có tăng mà khó giảm. “Điều này là một thực tế và cần phải được công khai minh bạch để người dùng không bị sốc” - bà Nguyễn Kim Oanh - đại diện Cty CP thủy điện Sông Côn yêu cầu ERAV phải có giải thích và công bố công khai giá trần và giá sàn trên thị trường để dư luận hiểu và tránh những phản ứng không thuận.

 
Các “nhà nguồn” vẫn băn khoăn vì giá điện chưa theo thị trường. Ảnh: TTXVN

Bà đơn cử: Từ 15-30.9, khí Nam Côn Sơn bị cắt hoàn toàn và buộc EVN phải huy động các nhà máy điện chạy dầu thì giá trần sẽ rất cao. Hay như gặp năm hạn hán, kiệt quệ như mùa khô 2008, trong khi cung không đủ cầu, có những thời điểm phải huy động tổng lực các tổ máy để đáp ứng nhu cầu phụ tải thì giá không thể thấp được.

Đại diện Cty CP thủy điện Thác Mơ đồng tình: Vấn đề mấu chốt chính là giá điện. Trong khi nguồn điện đang thiếu, mà tăng trưởng nhu cầu điện cao, cung không đủ cầu thì theo quy luật thị trường, giá sẽ không thể giảm được. QĐ 24 của Thủ tướng Chính phủ là “cái van” điều tiết thị trường. “Chúng tôi - những “nhà nguồn” rất mong QĐ này được thực hiện thì trong trường hợp các yếu tố đầu vào biến động như tỉ giá, giá nhiên liệu, cơ cấu sản lượng điện phát, thì EVN được điều chỉnh giá.

Từ đó, các Cty phát điện cũng được điều chỉnh theo sản lượng điện phát. Nhưng nếu QĐ 24 không được thực hiện thì cũng coi như bế tắc thị trường điện”. Bà Oanh cũng cho rằng: Vấn đề giá điện tưởng như không phải là việc của các nhà nguồn, nhưng lại liên quan đến bên mua điện là EVN. Nếu EVN không được điều chỉnh giá điện trong các yếu tố đầu vào cơ bản đã thay đổi, thì rủi ro sẽ thuộc về các Cty phát điện vì ai sẽ trả tiền cho họ.

Để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh chính thức vận hành từ 1.1.2012, theo kế hoạch, trước ngày 20.9 tới, EVN phải cung cấp thông số kỹ thuật thiết bị và các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu phục vụ thị trường điện tại thuộc phạm vi đầu tư các nhà máy điện. Phối hợp với các đơn vị hoàn thiện và lắp đặt thiết bị phục vụ thu thập số liệu đo đếm; chỉ đạo EVN Telecom hoàn thiện hệ thống kết nối trung tâm WAN đảm bảo kết nối đến tất cả các đơn vị tham gia thị trường. Trước 1.1.2012, EVN phải hoàn thiện việc chuyển đổi hợp đồng mua bán điện; đào tạo, tập huấn cho các đơn vị để tham gia thị trường chính thức.

 

                                               Theo LaoDong

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục