Nhằm tạo việc làm cho người lao động, Hội LHPN huyện Yên Thủy  mở lớp dạy móc vòng cho các hội viên PN thuộc diện hộ nghèo trong huyện.

Nhằm tạo việc làm cho người lao động, Hội LHPN huyện Yên Thủy mở lớp dạy móc vòng cho các hội viên PN thuộc diện hộ nghèo trong huyện.

(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Yên Thủy còn 4.028 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 25,93%. Nghị quyết ĐH Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010- 2015 nêu rõ, trung bình mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo. Đây là một trong những thách thức lớn đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. Xác định phát triển kinh tế, XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, ngay từ đầu năm, Yên Thủy đã chú trọng xây dựng, nhân rộng điển hình kinh tế, đẩy mạnh dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn coi như hướng đi chính để XĐ-GN bền vững.

 

Anh Trần Quang Thái, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Để đưa ra được những biện pháp XĐ-GN hiệu quả, Phòng đã tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức điều tra, khảo sát đời sống và tìm ra những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo của người dân để có chương trình hành động cụ thể. Thực tế hiện nay, số hộ còn nằm trong diện đói nghèo chủ yếu là các hộ ốm đau, không có sức lao động, không có đất SX và nhiều nhất là các hộ mới tách, tuổi đời còn trẻ, chưa có kiến thức cũng như kinh nghiệm SX-KD để phát triển kinh tế gia đình. Xuất phát từ thực tế đó, huyện xác định tăng cường hướng dẫn làm ăn, nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả để các hộ dân học tập. Trong đó, quan trọng nhất là phối hợp với các tổ chức hội, tiêu biểu như HND huyện. Trong năm, HND huyện đã mở được 35 lớp tập huấn kiến thức KH-KT cho hơn 2.150 lượt nông dân. Bằng các mô hình kinh tế điểm như: trồng khoai lang Nhật vụ xuân - hè tại xã Yên Trị; trồng ngô lai 9698 ở thị trấn Hàng Trạm; nuôi lợn hướng nạc ở xã Yên Lạc với hơn 200 hội viên tham gia, HND huyện đã thiết thực giúp các hộ nông dân nghèo nắm chắc kỹ thuật, tin tưởng, mạnh dạn vay vốn đầu tư SX, chăn nuôi, làm dịch vụ. Không chỉ phối hợp với HND, chương trình giảm nghèo của huyện cũng đã giúp nhiều hội viên phụ nữ, thanh niên, CCB có được những kiến thức làm ăn cụ thể để tận dụng đất đai phát triển kinh tế. Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã có hơn 2.000 lượt hộ nghèo được hướng dẫn cách làm ăn, 25 hộ nghèo được vay vốn SX với tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng.

 

Song song với hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, làm giàu tại chỗ, huyện cũng đã đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm cho lao động. Cũng theo anh Trần Quang Thái, toàn huyện mới chỉ có 11 DN hoạt động trên địa bàn, chủ yếu là DNV&N nên nhu cầu tuyển dụng lao động còn hạn chế. Trong khi đó, lực lượng lao động của huyện khoảng hơn 34.000 người. Như vậy sẽ không tránh khỏi lượng lớn lao động dư thừa.

 

Trước thực trạng đó, huyện xác định hướng đi chính trong giải quyết việc làm trước mắt là phối hợp để giới thiệu việc làm cho lao động tại các DN trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Theo kế hoạch, trung bình hàng năm, huyện phấn đấu giải quyết việc làm cho hơn 700 lao động trong nước. Để đảm bảo được kế hoạch, ngay từ đầu năm, huyện chú trọng đào tạo nghề cho lao động nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Với hình thức đào tạo nghề theo địa chỉ, huyện chú trọng những ngành nghề phù hợp với người lao động và nhu cầu thị trường như: may, điện máy, điện dân dụng, vận hành máy... Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp chặt chẽ với các DN trong đào tạo, hợp đồng đầu ra, từ đầu năm đến nay, huyện đã dạy nghề cho 245 lao động, trong đó, chủ yếu là lao động nông thôn, hỗ trợ học nghề cho 200 lao động. Chính vì vậy, tỷ lệ  lao động qua đào tạo của huyện đã tăng lên hơn 23,5%, phần lớn lao động qua đào tạo đã được tuyển dụng có việc làm. 9 tháng qua, huyện đã giải quyết việc làm cho 650 lao động, 75 lao động được tuyển dụng trong các DN của huyện, hơn 600 lao động được tuyển dụng trong nước và 4 lao động xuất khẩu.

 

 

                                                                            Đinh Hòa

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục