Với nguồn vốn vay GQVL từ NHCSXH, cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng của anh Nguyễn Văn Phương, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tạo việc làm cho gần chục lao động với mức thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.

Với nguồn vốn vay GQVL từ NHCSXH, cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng của anh Nguyễn Văn Phương, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tạo việc làm cho gần chục lao động với mức thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, CNH của tỉnh ta diễn ra nhanh chóng, nhiều vùng SXNN đã chuyển thành KCN. Theo đó, số lao động trong nông nghiệp nông thôn thiếu việc làm ngày càng tăng. Giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

 

Mục tiêu hàng năm của tỉnh là GQVL cho khoảng 16.500 lao động mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 10%. Thực hiện chương trình vốn GQVL, trong năm 2011, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tập trung đôn đốc thu nợ và thẩm định, giải ngân kịp thời cho các dự án việc làm, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

 

Để giữ ổn định đời sống và SX của người dân sau thu hồi đất, các cấp, ngành của tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Một trong những biện pháp thiết thực là tạo điều kiện  về vốn, hỗ trợ kỹ thuật và khuyến khích người nông dân đầu tư phát triển SX-KD. Là đơn vị cho vay nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ trên địa bàn, NHCSXH tỉnh đã không ngừng quan tâm, triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng. Đối với chương trình cho vay GQVL, bên cạnh tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân, ngân hàng tiến hành thẩm định cho vay thuận lợi, nhanh chóng các dự án. Cùng với các chương trình cho vay hộ nghèo, HS-SV, NS&VSMT... hàng chục tỷ đồng vốn chương trình cho vay GQVL đã góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH tại địa phương.

 

Đến hết tháng 10, NH CSXH tỉnh đã giải ngân cho 308 dự án SX-KD vay với tổng dư nợ 63.412 triệu đồng. Các dự án này đã thu hút và tạo việc làm cho 836 lao động. Hầu hết các dự án vay vốn được đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, phát triển nghề phụ và kinh doanh tổng hợp. Trong tổng số các dự án cho vay thì dự án thuộc kinh tế hộ gia đình chiếm hơn 90%, tập trung ở vùng nông thôn, thu hút lực lượng lao động nhàn rỗi. Theo thống kê, hàng năm có hơn 1.000 lao động có việc làm thông qua vay vốn GQVL với thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/người/ tháng.

Từ sử dụng tốt nguồn vốn, nhiều mô hình đã từng bước mở rộng quy mô, chất lượng có hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ gia đình vay vốn, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Anh Nguyễn Văn Phương, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) được vay 100 triệu đồng vốn từ chương trình GQVL của NHCSXH. Với nguồn vốn này, anh đã đầu tư vào mở rộng phát triển nghề mộc dân dụng. Hiện nay, ngoài duy trì xưởng SX gỗ, anh còn mở cửa hàng kinh doanh đồ gỗ nội thất phục vụ nhu cầu bà con trong và ngoài địa bàn. Cơ sở của anh tạo việc làm ổn định cho gần chục lao động với mức thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/ người/năm.

 

ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: NHCSXH cho vay GQVL qua các tổ chức hội, đoàn thể. Riêng những dự án vay vốn lớn, trên 30 triệu đồng, có tài sản thế chấp, ngân hàng phải đi thực tế, trực tiếp kiểm tra, thẩm định tính khả thi của dự án nhằm đảm bảo chất lượng chương trình tín dụng vốn. Trong thời gian tới, ngân hàng tiếp tục căn cứ vào thực trạng và nhu cầu lao động, việc làm ở các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh để cho vay chính xác các dự án. Đồng thời, tăng cường đôn đốc thu hồi vốn các dự án đã đến kỳ trả nợ. Qua đó có nguồn vốn cho vay những dự án mới, không ngừng tạo điều kiện cho các hộ dân mở rộng quy mô SX-KD, giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển SX, đảm bảo an sinh xã hội.

 

 

                                                                                    Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ vừa ban hành Kết luận số 928-KL/TU, ngày 21/9/2023 về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 33/CTr-TU, ngày 10/7/2020 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Chương trình hành động số 33).

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục