Người dân xã Phú Vinh (Tân Lạc) chủ động che chắn chuồng trại phòng- chống rét cho gia súc.

Người dân xã Phú Vinh (Tân Lạc) chủ động che chắn chuồng trại phòng- chống rét cho gia súc.

(HBĐT) - Đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2010, huyện Tân Lạc có 1.068 con trâu, bò bị chết, thiệt hại hơn 4 tỷ đồng, trong đó, chết nhiều nhất là các xã vùng cao như Phú Cường, Phú Vinh, Ngổ Luông. Để chủ động chống rét cho đàn vật nuôi, ngay từ đầu mùa đông năm nay, huyện Tân Lạc đã triển khai các phương án phòng chống rét cho đàn gia súc, giảm thấp nhất thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

 

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình thời tiết, nền nhiệt độ luôn thay đổi bất thường, nhất là khi có mưa gió đi kèm có thể gây nên những thiệt hại nặng nề nên việc sớm triển khai các giải pháp chống rét cho đàn gia súc là vấn đề cấp thiết. Theo ông Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, qua hai đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2010 và đầu năm 2011 có thể thấy nhiều người dân còn chủ quan trong phòng- chống đói, rét cho vật nuôi. Nhiều hộ vẫn giữ thói quen thả rông, không làm chuồng trại nuôi nhốt, việc dự trữ thức ăn cho gia súc vào mùa đông chưa phổ biến. Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã ban hành chỉ thị, chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với xã, thị trấn hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các giải pháp phòng- chống đói, rét cho gia súc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động dự trữ cỏ, rơm, lá ngô làm thức ăn và tận dụng chăn, vải, bạt cũ ủ ấm cho gia súc trong những ngày đông giá rét. Đặc biệt, điểm mới là năm nay huyện chỉ đạo các lãnh đạo xã, bản phải ký cam kết phối hợp với các ngành chức năng, triển khai tiêm phòng các bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm. 

 

Chúng tôi đến xã Phú Cường vào dịp người dân vừa thu hoạch xong lúa mùa, rơm, rạ đã được phơi khô chất thành những cây rơm lớn, nhiều người cẩn thận hơn còn làm thành bó để trong những chiếc lều gỗ chắc chắn. Theo lãnh đạo xã Phú Cường, toàn xã có tổng đàn gia súc 2.225 con, qua đợt rét đậm, rét hại đầu năm ngoái, toàn xã có 161 con gia súc bị chết rét. Rút kinh nghiệm, xã đã chỉ đạo các hộ gia đình thực hiện tốt công tác phòng- chống đói, rét cho trâu, bò như chủ động tích trữ thức ăn, vệ sinh và che chắn chuồng trại, không thả gia súc vào những ngày mưa rét. Qua kiểm tra có 80% số hộ gia đình đã thực hiện phòng- chống đói, rét cho đàn gia súc như dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại. Lãnh đạo xã Phú Cường cũng cho biết thêm: Đề phòng có rét đậm, rét hại, nông dân trong xã còn chủ động đi xin ngọn mía, bẹ ngô về phơi khô dự trữ làm thức ăn cho vật nuôi. Cùng với  dự trữ thức ăn, các phòng chuyên môn cũng chủ động cử cán bộ xuống cơ sở trực tiếp hướng dẫn người dân cách làm chuồng trại, quây bạt chắn gió, mưa cho gia súc, tuyên truyền cho người dân không thả rông gia súc khi nhiệt độ xuống thấp và luôn giữ nền chuồng khô ráo, sạch sẽ để phòng, chống các bệnh cho gia súc trong mùa đông. Trạm Thú y huyện đã chủ động tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm, đề phòng dịch LMLM trên đàn gia súc, chỉ đạo thú y viên ở cơ sở hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình phòng- chống đói, rét cho đàn gia súc trên địa bàn. Từ đầu mùa rét đến nay, trạm đã tiêm trên 5.000 liều vắc xin tụ huyết trùng cho trâu, bò, lợn. 

 

Tuy nhiên, công tác phòng- chống đói, rét cho gia súc của Tân Lạc vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tập quán chăn thả gia súc tự nhiên vần còn tồn tại, chủ quan với thời tiết. Mặt khác ở một số xã chính quyền còn thiếu sự quan tâm chỉ đạo, vận động người dân thực hiện triển khai các biện pháp phòng- chống đói, rét cho trâu, bò. Không ít hộ gia đình còn chủ quan xem nhẹ việc làm này, tình trạng nuôi trâu, bò dưới gầm sàn không được che chắn vẫn còn phổ biến.

 

Theo dự báo của khí tượng thủy văn, năm nay rét sớm nhưng rét hại và rét đậm cao. Sự chủ động vào cuộc của các cấp chính quyền cùng với các giải pháp phòng- chống đói, rét cho đàn gia súc là hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, mỗi người dân Tân Lạc cũng cần phải nâng cao ý thức trong việc bảo vệ đàn vật nuôi, có như vậy mới hạn chế được thiệt hại do thiên tai gây ra./.

 

 

 

                                                                     Đinh Thắng

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục