Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của Bùi Văn Tám ở xóm Khoang, xã Sơn Thủy (Kim Bôi) được đông đảo ĐV-TN trong tỉnh đến thăm quan, học tập kinh nghiệm. Ảnh: H.Y

Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của Bùi Văn Tám ở xóm Khoang, xã Sơn Thủy (Kim Bôi) được đông đảo ĐV-TN trong tỉnh đến thăm quan, học tập kinh nghiệm. Ảnh: H.Y

(HBĐT) - Theo khảo sát , toàn huyện Kim Bôi có tỉ lệ thanh niên sinh hoạt trong tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) chiếm khoảng 70% tổng số thanh niên có mặt tại địa phương với 24.520 hội viên, trong đó, thanh niên độ tuổi từ 16 -35 chiếm trên 30%. Đây được xác định là nguồn lao động chủ yếu, là lực lượng đông đảo tạo nên sức mạnh của tổ chức Hội.

 

Trong những năm qua, tuổi trẻ trong toàn huyện đã thực hiện tốt các phong trào của Hội, điển hình là CVĐ “Thanh niên làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo”. Thực hiện CVĐ này, các cấp Hội LHTN của huyện Kim Bôi đã tập trung vào việc hỗ trợ hội viên thanh niên lập nghiệp, phát huy tiềm năng, nội lực của bản thân thanh niên thông qua các hoạt động tự góp vốn, tự giúp nhau phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; mở rộng các loại hình dịch vụ,  ngành nghề mới ở địa phương. Từ đó phát hiện những mô hình hay, tiêu biểu giới thiệu và nhân rộng điển hình cho thanh niên toàn huyện học tập.

 

Trên địa bàn huyện Kim Bôi đã, đang xuất hiện nhiều gương thanh niên sản xuất giỏi cho thu nhập cao, tiêu biểu như mô hình VAC của chị  Bùi Thị Tuyết, hội viên thanh niên xã Sào Báy. Chị đã mạnh dạn chuyển đổi và thầu 1 ha đất để làm vườn cây, ao cá kết hợp với chăn nuôi, nguồn vốn đầu tư ban đầu 40 triệu đồng, đến nay mô hình đang phát huy hiệu quả hay anh Nguyễn Khắc Thành, Hội LHTN xã Bắc Sơn với mô hình nuôi lợn rừng, nuôi dế thương phẩm đem lại thu nhập cao; anh Bùi Văn Năng, xã Vĩnh Tiến trồng mía tím, nuôi cá mỗi năm cho thu nhập 300 triệu đồng; anh Quách Văn Hợp, xã Kim Truy với mô hình kinh tế tổng hợp: mở xưởng mộc, nhận phục dựng nhà sàn cổ, cung cấp giống cây lâm nghiệp, nuôi lợn nái tạo việc làm cho từ 3 - 5 thanh niên đảm bảo mức thu nhập 2 triệu đồng/người/tháng... Đây là những địa chỉ tin cậy của thanh niên trong huyện và các địa phương khác đến thăm quan, học tập kinh nghiệm. Chính vì vậy, cuộc sống của thanh niên nói chung đã có sự thay đổi khá mạnh mẽ. Toàn huyện có 895 ĐV-TN, hộ gia đình thanh niên có mức sống khá, 243 hộ giàu, 1.281 hộ có mức sống trung bình, không có hộ gia đình thanh niên đói nghèo. Đời sống từng bước được cải thiện, có 1.168 hộ có nhà xây kiên cố, 78 hộ có nhà hai tầng trở lên, số hộ có tivi chiếm 98%, số hộ có ô tô, phương tiện vận tải, phương tiện máy móc sản xuất chiếm 32%. Về phát triển kinh tế đồi rừng đã có 910 hộ trồng rừng với diện tích khoảng 530 ha, cây ăn quả 611 hộ với diện tích 275 ha cho hiệu quả cao.

 

Anh Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch Hội LHTN chia sẻ thêm: Công tác nhân rộng mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở Kim Bôi là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tổ chức Hội, bên cạnh việc tập hợp đoàn kết thanh niên vào tổ chức, đây cũng là hoạt động góp phần làm giảm tình trạng thanh niên đi làm ăn xa, tạo cơ hội cho thanh niên vững tâm phát triển kinh tế hộ gia đình, mạnh dạn làm giàu ngay trên quê hương.

 

 

                                                                             Nguyễn Thủy

                                                                    (Huyện Đoàn Kim Bôi)

 

Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục