Thị trường phân phối bán lẻ đang bước vào giai đoạn sàng lọc, đào thải khắc nghiệt. Ngoài những doanh nghiệp đã bỏ cuộc, dự báo sẽ còn nhiều thương hiệu khác sẽ mất đi

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh công bố trong 3 tháng đầu năm, đã có trên 2.400 doanh nghiệp (DN) làm thủ tục giải thể và trên 11.600 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, DN hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đăng ký giải thể nhiều nhất, chiếm đến 26,1%.

Cuộc sàng lọc khắc nghiệt

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế trong 3 tháng đầu năm ước tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 5%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trên 10% trong vài năm trở lại đây. Tại TPHCM, hầu hết DN bán lẻ lớn đều giảm lượng hàng bán ra, có nơi giảm đến 51% so với tháng Tết, dù các siêu thị vẫn duy trì khuyến mãi mạnh.


Để giữ chân khách hàng, các siêu thị đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá. Ảnh: HỒNG THÚY

Theo tổng giám đốc một chuỗi siêu thị điện máy, ngành điện máy đang đứng trước nhiều rủi ro lớn. Đa số nhà bán lẻ điện máy “mượn đầu heo nấu cháo”, nghĩa là được nợ tiền hàng từ nhà cung cấp trong vòng 3-4 tuần hoặc nhiều hơn, nhà bán lẻ dùng tiền này để mở điểm bán mới; khi đến hạn thanh toán thì vay ngân hàng từ tài sản thế chấp và hàng tồn kho để trả nợ cho nhà cung cấp.
Bình thường vòng quay này diễn ra suôn sẻ nhưng khi thị trường ế ẩm, hàng không bán được thì nợ chồng nợ, đến khi không thể xoay được nữa thì sẽ vỡ nợ. Với những khó khăn của nền kinh tế, sức mua giảm sút, chi phí tăng cao... dự báo sẽ còn nhiều trung tâm bán lẻ điện tử, điện máy giải thể.

Ông Nguyễn Thành  Nhân, Phó Tổng  Giám đốc Saigon Co.op, cho biết  suy thoái  đẩy các nhà bán lẻ vào cuộc sàng lọc khắc nghiệt. DN nào có hệ thống logistic tốt, có vị trí siêu thị “đắc địa”, bộ máy bán lẻ  chuyên nghiệp thì tồn tại và phát triển được. Ngược lại, DN thiếu kinh nghiệm, không chuyên thì sẽ bị đội chi phí lên cao, tăng rủi ro.

Chật vật vượt “bão”

Thực tế cho thấy những DN bán lẻ lớn, có tiềm lực mạnh và nhanh nhạy ứng phó với diễn biến thị trường mặc dù vẫn giữ được mức tăng doanh thu nhưng lợi nhuận sụt giảm. Nguyên nhân là do trượt giá, chi phí đầu vào tăng, chi mạnh cho các chương trình kích cầu... Một số siêu thị mặc dù tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi nhưng sức mua vẫn giảm 10% so với cùng kỳ. Riêng các siêu thị điện máy, tình hình còn ảm đạm hơn khi sức mua giảm đến 30% - 40% và nhiều dự báo tình trạng này còn kéo dài đến hết năm.

Ngay cả đơn vị lớn như Saigon Co.op, để giữ được mức tăng trưởng theo kế hoạch, đơn vị đã phải giảm lãi, “bơm” tiền vào các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng. Ông Nguyễn Thành Nhân cho biết tính sơ bộ, chi phí dành cho khuyến mãi, chăm sóc khách hàng trong quý I của đơn vị đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Ông Bùi Chí Cường, Giám đốc tiếp thị chuỗi Trung tâm Điện máy và Nội thất Thiên Hòa, cho biết bên cạnh khó khăn mang tính đặc thù là vốn nặng, khi có sản phẩm mới ra thì sản phẩm cũ rớt giá nhanh, sức mua giảm trong điều kiện các chi phí mặt bằng, nhân viên, điện, nước... không thể giảm đang đẩy các DN vào chân tường, nhiều DN bị lỗ kép.

 

                                                                       Theo Báo NLĐ

 

Các tin khác


Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ vừa ban hành Kết luận số 928-KL/TU, ngày 21/9/2023 về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 33/CTr-TU, ngày 10/7/2020 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Chương trình hành động số 33).

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục