Nhiều tập thể, cá nhân BQL các KCN được UBND tỉnh khen thưởng vì có thành tích đóng góp cho phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh. ảnh: L.C

Nhiều tập thể, cá nhân BQL các KCN được UBND tỉnh khen thưởng vì có thành tích đóng góp cho phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh. ảnh: L.C

(HBĐT) - Ngay khi được thành lập (ngày 7/6/2007), lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh đã quyết tâm tạo môi trường đầu tư thân thiện, hiện đại, thiết thực hỗ trợ nhà đầu tư triển khai có hiệu quả các dự án SX-KD.

 

Sau nhiều nỗ lực của tỉnh, ngày 31/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Văn bản số 2350/TTg-KTN chấp thuận điều chỉnh, bổ sung 8 KCN của tỉnh (trong đó có KCN Lương Sơn mở rộng diện tích) vào quy hoạch các KCN Việt Nam  đến 2015, tầm nhìn đến 2020. Trên cơ sở đó, BQL các KCN tỉnh đã trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết toàn bộ các KCN với tổng diện tích 1.671,9 ha. Từ quy hoạch trên, BQL các KCN tỉnh đã đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư qua nhiều kênh khác nhau.

 

Thứ nhất là xây dựng trang web của Ban theo hướng thực dụng, đáp ứng tương đối đầy đủ những thông tin mà nhà đầu tư cần. Trang web có giao diện tiện ích gồm 2 thứ tiếng: Việt và Anh nhằm cung cấp thông tin về môi trường, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Hoà Bình và các KCN của tỉnh. Nhà đầu tư  trong giai đoạn tìm hiểu, nghiên cứu sẽ có đầy đủ thông tin về từng KCN, từ vị trí, diện tích, các DN hoạt động trong KCN, tiến độ xây dựng và tình trạng hạ tầng, đến giá điện, giá nước... Đối với các nhà đầu tư đang làm các thủ tục tại BQL, trang web cung cấp đầy đủ trình tự, các thủ tục cần làm, hồ sơ cho mỗi thủ tục và tiến độ xử lý hồ sơ của nhà đầu tư. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư DN KCN truy cập trang web để tải biểu mẫu báo cáo, tìm hiểu về các chính sách liên quan thông qua các văn bản pháp quy, văn bản điều hành của T.ư và địa phương, cũng như quảng cáo cho dự án của mình trên trang web.

 

Thứ hai là tăng cường đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư tại các hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Từ năm 2007 đến nay, mặc dù kinh phí xúc tiến đầu tư eo hẹp, BQL các KCN tỉnh đã tham dự 2 chuyến xúc tiến đầu tư tại nước ngoài và 10 hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước nhờ huy động tài trợ, đặc biệt là từ các nhà đầu tư hạ tầng. Với đội ngũ cán bộ xúc tiến đầu tư đã được đào tạo thông qua các khoá tập huấn, học tập kinh nghiệm với các công cụ được chuẩn bị chu đáo: tập gấp, bản đồ, tập thông tin về tỉnh, bản trình chiếu điện tử (powerpoint slides) được biên soạn và trình bày công phu bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh và Nhật, những chuyến xúc tiến đầu tư đã phát huy hiệu quả.

 

Thứ ba là tạo sự thân thiện, thông thoáng khi giải quyết các thủ tục hành chính, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN KCN. Nhờ việc ứng dụng rộng rãi hộp thư điện tử trong quá trình trao đổi, hướng dẫn thủ tục cho nhà đầu tư, kết hợp với quy trình ISO, tiến độ xử lý hồ sơ của nhà đầu tư được đẩy nhanh, thông thường ngắn hơn thời hạn cho phép khoảng 3-5 lần, tiết kiệm được thời gian đi lại cho nhà đầu tư. BQL duy trì giao ban DN định kỳ, tăng cường hướng dẫn, nhắc nhở DN KCN thực hiện đúng các quy định của pháp luật, giúp tháo gỡ khó khăn của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án.

 

Thứ tư là nâng cao trình độ, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức. BQL đã cử nhiều lượt cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ. Trong 5 năm qua có 1 cán bộ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 4 cán bộ đã được cử đi học đại học, 1 cán bộ được cử đi học thạc sĩ, 5 cán bộ được cử đi học lớp cao cấp lý luận chính trị và khoảng 50 lượt cán bộ được cử đi học các khoá đào tạo, tập huấn có thời gian từ sáu tháng trở xuống. BQL đã quán triệt trong công chức tác phong làm việc dứt khoát, minh bạch, không nhũng nhiễu DN.

 

Thứ năm là hoạt động hỗ trợ DN, BQL đã cử đại diện tại các KCN đang hoạt động, thành lập Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ KCN với chức năng xây dựng hạ tầng KCN và hỗ trợ nhà đầu tư làm các thủ tục hành chính. BQL đã hỗ trợ về thủ tục cho Công ty Nghiên cứu Kỹ thuật R Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) xây dựng nhà ở công nhân, đáp ứng nhu cầu của 130 công nhân và 9 hộ gia đình công nhân của Công ty. Đây là DN đầu tiên trên địa bàn tỉnh xây dựng nhà ở cho công nhân.

 

BQL đã phối hợp với công đoàn các KCN tỉnh, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động KCN, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao hàng năm để người lao động có cơ hội rèn luyện thể thao, giao lưu, giải trí và thể hiện năng lực đa dạng của mình. Đặc biệt, trong tháng 5 và tháng 6 năm 2012, BQL đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động như giải quần vợt, bóng đá KCN; hội diễn văn nghệ của DN KCN với chủ đề môi trường; mít tinh chào mừng tháng công nhân.

 

Với những với những giải pháp cụ thể trên đã góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, đặc biệt là các KCN. Tại các KCN, vốn đầu tư thu hút được trong năm 2008 là 4,5 triệu USD và 191 tỷ đồng; năm 2009 là 6,5 triệu USD và 304 tỷ đồng; năm 2010 là 36 triệu USD và 512 tỷ đồng, năm 2011 là 94 triệu USD và 1.202 tỷ đồng. Tại các KCN, ngoài các DN trong nước còn     có các nhà đầu tư nước ngoài như:  Nhật Bản (4 dự án), Hàn Quốc (2 dự án), ấn Độ, Slovakia, Singapore. Nhiều dự án đi vào hoạt động SX-KD đã góp phần chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

 

 

                                                Phan Thị Thu Hằng

                                              (BQL các KCN tỉnh)

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục