Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình đã đào tạo trên 8.000 HS-SV, trong đó có 90% lao động có việc làm ổn định. Trong ảnh: Giờ thực hành của sinh viên khoa điện,  trường Cao đẳng nghề Hòa Bình.

Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình đã đào tạo trên 8.000 HS-SV, trong đó có 90% lao động có việc làm ổn định. Trong ảnh: Giờ thực hành của sinh viên khoa điện, trường Cao đẳng nghề Hòa Bình.

(HBĐT) - Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm tới khai thác và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới và nâng cao hiệu quả đào tạo của các cơ sở dạy nghề phục vụ tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các cơ sở dạy nghề đang phát triển mạnh kể cả về quy mô, năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

 

Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình được thành lập từ năm 2002, thực hiện đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ là cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề theo quy định; bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động theo yêu cầu của các cơ sở SX-KD dịch vụ; nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trường Cao đẳng nghề đang đào tạo hệ cao đẳng và trung cấp quản trị máy tính, công nghệ ô tô, điện - điện tử, kế toán doanh nghiệp; cắt gọt kim loại, hàn, vận hành máy xây dựng; hệ sơ cấp gồm các nghề sửa chữa xe máy, cắt may thời trang, kỹ thuật xây dựng, điện, nước... Thạc sỹ Trương Tuấn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với trên 8.000 HSSV được đào tạo từ khi thành lập đến nay đã có trên 90% tìm được việc làm ổn định và có thu nhập cao, cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho phát triển KT-XH của tỉnh. Hiện nay, trường Cao đẳng nghề đang tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô, năng lực, đa dạng các ngành nghề đào tạo bổ sung các nghề trọng điểm quốc gia như công nghệ ô tô, máy tính, hướng dẫn viên du lịch, lái xe cơ giới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, phấn đấu đạt trường  chuẩn quốc gia vào năm 2015.

Đánh giá về xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở dạy nghề trên địa bàn, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Thủy cho biết: tỉnh ta đã quan tâm tới khai thác, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới và nâng cao hiệu quả đào tạo của các cơ sở dạy nghề phục vụ tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong giai đoạn 2006- 2010, chỉ tính nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy nghề từ nguồn kinh phí chương ểình mục tiêu cho các cơ sở dạy nghề của tỉnh đã trên 432 tỷ đồng. Ngoài ra có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề, góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Trung tâm dạy nghề các huyện thành phố, tổ chức chính trị, xã hội; cơ sở dạy nghề nghề tư thục được thành lập được thành lập và đi vào hoạt động khá hiệu quả.

 

Nếu như năm 2005, cả tỉnh chỉ có 16 cơ sở dạy nghề, đến nay đã có 32 cơ sở  dạy nghề. Nhiều cơ sở dạy nghề mới được thành lập, nhiều cơ sở được nâng cấp mở rộng quy mô. Tỉnh đã có các cơ sở dạy nghề hệ trung cấp, cao đẳng, sơ cấp. Ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và doanh nghiệp. Hàng năm đào tạo từ 14.000 - 14.500 người. Trong đó, trình độ cao đẳng khoảng chiếm 6,6% gồm các nghề công nghệ ô tô, tin học, điện công nghiệp, điện dân dụng. kế toán doanh nghiệp, máy xây dựng. Trình độ trung cấp chiếm 20% số, sơ cấp chiếm 73,4%. Giai đoạn 2006-2010 đã đào tạo 62.200 người, bình quân 12.000 người/năm. Trong đó, khu vực nông thôn chiếm 66%, số người có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 6,1%, trung cấp chiếm 14,6%, sơ cấp chiếm 27,6%, đạo tạo ngắn hạn chiếm 35,6%. Thông qua đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, dạy nghề, chất lượng lao động của tỉnh được cải thiện rõ nét. Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh đạt 25%, đến năm 2011 đạt 29% và đến thời điểm này đạt khoảng 30%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%. Lao động được đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, nghề truyền thống, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ.

 

Theo thống kê của cơ quan chức năng; các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đào tạo cho thị trường từ 15.000 - 16.500 lao động các trình độ từ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng. Mỗi năm, tỉnh có khoảng 1.8000 lao động qua đào tạo nghề. Tỉnh đang tập trung thực hiện chiến lược dài hơi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở dạy nghề, triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chú trọng giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo. Mới đây, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với Nhà đầu tư hạ tầng KCN Lương Sơn triển khai kế hoạch đào tạo cho lao động phục vụ cho các dự án khi đầu tư tại KCN. Đánh giá bước đầu sự hợp tác này mang lại hiệu quả khá cao, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa cơ quan QLNN, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và người lao động. Cơ quan QLNN định hướng thực hiện các chỉ tiêu đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm. Các cơ sở dạy nghề sẽ đào tạo đúng và trúng địa chỉ. Doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lao động có nghề, còn người lao động được đào tạo sẽ có thu nhập ổn định và làm việc tại tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề nhằm tạo và ổn định việc làm, tăng thu nhập của lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH và sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu mỗi năm khoảng 14.000 lao động, trong đó có 11.000 lao động nông thôn và bồi dưỡng cho 2.500 cán bộ, công chức cấp xã, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lũy kế đến năm 2015 đạt 45% và đến năm 2020 đạt 65%.; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp còn 19,5%; công nghiệp - xây dựng 50%, dịch vụ 33,5% vào năm 2015.

 

 

                                                                             Lê Chung

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục