Nhân dân xã Suối Nánh (Đà Bắc) đầu tư chăn nuôi đại gia súc  tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

Nhân dân xã Suối Nánh (Đà Bắc) đầu tư chăn nuôi đại gia súc tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

(HBĐT) - Suối Nánh là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc. Xã có 317 hộ với trên 1.200 khẩu, gồm 2 dân tộc Mường, Dao cùng chung sống tại 5 xóm. Địa bàn xã giáp với 3 xã trong huyện và 2 xã thuộc tỉnh Phú Thọ và Sơn La. Khắc phục những khó khăn về địa hình vùng cao dốc không thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thông cách trở, thời tiết diễn biến phức tạp, trình độ dân trí chưa cao...

 

Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã đã đoàn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.

 

Xã có diện tích tự nhiên trên 3.500 ha, chủ yếu là đất đồi núi dốc, đất SX ít, trong đó, diện tích cấy lúa nước 35,4 ha, lúa nương 5 ha, ngô là cây SX chính với 387 ha, sắn 39 ha. Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm 80%, ngành nghề khác 20%. Từ năm 1996, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bắt đầu được thực hiện ở Suối Nánh. Sau khi khảo sát đặc điểm địa hình, địa chất, chính quyền xã đã lựa chọn cây ngô lai là loại cây trồng phù hợp với đồng đất, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng. Xã tập trung vận động bà con thay đổi tập quán canh tác, nếp nghĩ, cách làm, nhất là sau việc đi đầu trồng thử nghiệm giống ngô lai thành công trên đất bãi của xóm Bưa Sen của một số cán bộ, đảng viên cho năng suất cao đã được nhân dân hưởng ứng tích cực. Cây ngô lai được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ xã xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, từ đó mở rộng diện tích ngô ra 5 xóm, hầu như gia đình nào cũng trồng ngô với thu nhập cao hơn nhiều lần cấy lúa, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Bên cạnh đó, chăn nuôi đàn gia súc cũng là một hướng đi được chú trọng. Những năm gần đây, do thời tiết rét đậm, rét hại đã làm chết 159 con trâu, bò, số lượng đàn giảm hơn trước, toàn xã hiện có tổng đàn trên 600 con, trong đó có 304 con trâu và 302 con bò. Ngoài ra, bà con phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi cá ao, cá lòng hồ. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được bà con thực hiện theo quy trình hướng dẫn, hạn chế, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Nhận thức rõ nguồn lợi từ rừng, công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được quan tâm, thường xuyên tuyên truyền lồng ghép quy định của Luật Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại các buổi họp, thôn, tuyên truyền theo kế hoạch đến nhân dân, nhờ đó, không để xảy ra vụ việc vi phạm lâm luật nghiêm trọng nào tại địa bàn. Kế hoạch năm 2012, toàn xã trồng mới khoảng 40 ha rừng.

 

Với tổng số 317 hộ, có 182 hộ nghèo, chiếm 59%, tỷ lệ hộ nghèo ở xã còn ở mức cao. Vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, XĐ-GN luôn được dành nhiều quan tâm. Xã thường xuyên chủ động kiểm tra, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân, nhất là thời điểm những tháng giáp hạt để có phương án hỗ trợ. Thực hiện kịp thời công tác thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân chất độc da cam... Đến nay, 100% hộ dân trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia, 90% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, bình quân thu nhập đầu người đạt 7 triệu đồng/năm. Hệ thống giáo dục có các cấp học mầm non, tiểu học, THCS với gần 250 HS. Xã duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” được nhân dân tích cực hưởng ứng, góp phần ngăn ngừa, bài trừ TNXH, mê tín dị đoan ra khỏi cộng đồng, xây dựng gia đình, thôn, xóm văn hóa, giữ gìn ổn định ANTT. Số làng văn hóa toàn xã chiếm 80%, có 75% trường học, cơ quan, 80% gia đình văn hóa.

 

Những khó khăn đặc thù ít nhiều còn tác động đến phát triển KT-XH ở xã vùng cao Suối Nánh. Mong muốn của người   dân là tiếp tục được các cấp, ngành quan tâm, hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện, nâng cao dần đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

 

                                                                           Hà Thu

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục