Lực lượng dân quân xóm Tam 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc) tu sửa đường vào xóm bị mưa lũ làm sạt trong tháng 4 vừa qua.

Lực lượng dân quân xóm Tam 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc) tu sửa đường vào xóm bị mưa lũ làm sạt trong tháng 4 vừa qua.

(HBĐT) - Hiện nay, xã Thanh Hối (Tân Lạc) có 11 hồ lớn, nhỏ, trong đó chỉ có duy nhất hồ Tam, hồ lớn nhất với dung lượng 1 triệu m2 nước, phục vụ tưới tiêu hơn 400 ha đất nông nghiệp mới được xây dựng năm 2010.

 

Còn lại đa số các hồ đều xuống cấp, trong đó có hồ Bơng ở xóm Tam 4, mặc dù được xây dựng từ năm 2005, nguồn kinh phí do nhân dân tự đóng góp nhưng chất lượng công trình kém, nguy cơ mất an toàn cho 10 hộ dân đang sinh sống quanh khu vực hồ. Ngoài ra còn một số hồ như hồ Dèn ở xóm Nen, hồ suối Hai ở xóm Nhót, hồ suối Cuối ở xóm Tam 3. Đa số các hồ này đều được xây dựng từ năm 1972 nên đã bị sạt lở, xuống cấp đe dọa trực tiếp đến đời sống của nhân dân.  

Ông Bùi Văn Huyến, Chủ tịch UBND xã Thanh Hối cho biết: Trong công tác phòng - chống bão, lũ, phòng ngừa ứng phó thảm họa, xã Thanh Hối gặp một số khó khăn, đó là nguồn ngân sách không đáp ứng yêu cầu nên chính quyền xã đã huy động nguồn đóng góp của nhân dân. Bên cạnh đó, chính quyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân ở các xóm, đặc biệt là khu vực có hồ lớn, chuẩn bị các phương án, phương tiện, vật tư khi thiên tai xảy ra; vận động mỗi hộ dân chuẩn bị từ 5 - 6 bao tải, cọc tre,... để sẵn sàng ứng phó khi sự cố.

Hồ Tam nằm ở xóm Tam 1, có độ cao chênh lệch với trung tâm xã khoảng 50 m, hiện nay diện tích rừng phòng hộ ở khu vực hồ Tam ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy trong năm 2012, từ đầu mùa mưa bão đến nay đã xảy ra tình trạng sạt lở ở hồ Tam, ảnh hưởng đến đời sống của 78 hộ dân sống xung quanh, đặc biệt hộ gia đình anh Bùi Văn Thắng và Bùi Văn Lực ở xóm Tam 1, bị biệt lập do nằm ở phía trên khu vực hồ Tam. Anh Bùi Văn Châu, Trưởng xóm Tam 1 cho biết: Tháng 4 vừa qua, trong trận mưa lớn, đất, đá ở sườn đồi sạt, lở, gây ảnh hưởng giao thông ở con đường từ hồ Tam đến các xóm. Để khắc phục hậu quả, giúp các phương tiện được lưu thông qua khu vực này, các hộ dân ở quanh khu vực hồ đã ủng hộ 2 ngày công để khắc phục sự cố.

 

Nhằm làm tốt công tác phòng, chống lũ, bão, ông Bùi Tiến Nhỏ ở xóm Tam 4 cho biết: Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, để khắc phục hậu quả do thiên tai, mỗi người dân trong xóm đã bỏ ngày công nạo, vét, khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh mương và mỗi hộ đóng góp 10.000 vào quỹ phòng, chống lũ, bão.

 

Thực hiện công tác phòng - chống bão, lũ, giảm nhẹ thiên tai, xã Thanh Hối tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phương tiện, vật tư sẵn sàng đối phó với thiên tai với phương châm 4 tại chỗ. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão, thiên tai xã đã bố trí lực lượng dân quân, tự vệ  24/24 h trong các ngày có mưa lũ, bão để kịp thời xử lý các tình huống, đảm bảo tài sản và tính mạng của nhân dân.

 

 

 

                                                                         Hồng Duyên

 

Các tin khác


Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục