(HBĐT) - Sinh năm 1956, ông Hà Công Tím, CCB xóm Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) là một trong những tấm gương điển hình về người thương binh làm kinh tế hiệu quả. Bằng sự kiên trì, phấn đấu, ông đã thực hiện được mơ ước là xây dựng và phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch cộng đồng cho thu nhập bình quân hàng năm lên tới trên 200 triệu đồng.

 

Năm 1974, ông lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 9, Quân đoàn 4, thành phố Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ bảo vệ quê hương, đất nước. Đến năm 1978, ông được phục viên trở về quê hương, mặc dù trên cơ thể vẫn còn những vết thương do chiến tranh để lại nhưng ông đã nỗ lực vượt qua gian khó, vươn lên trở thành tấm gương sáng về phát triển kinh tế.

 

Trong những năm tháng mới trở về quê hương, ông và gia đình phải đối diện với không ít khó khăn, thử thách. Là thương binh 3/4, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên cuộc sống gia đình gặp nhiều thiếu thốn. Đã có những lúc gia đình ông phải sống nhờ vào gần 3.000 m2 ruộng, bản thân ông phải bươn trải lao động với nhiều nghề. Trải qua nhiều thử thách, ông đã quyết định làm thêm nghề trồng dâu nuôi tằm, thả cá. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi nên việc phát triển kinh tế của gia đình ông cũng dần đi lên. Song vốn là người mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, với những trăn trở quyết tâm vươn lên đói nghèo, ông quyết định phải thay đổi hướng làm ăn sao cho thật hiệu quả, bền vững. Là người gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp, ông hiểu những giá trị tiềm năng từ đồng đất mang lại. Suy nghĩ đó đã thôi thúc ông mạnh dạn đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế theo hướng kinh tế VAC gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm có thêm thu nhập và giữ gìn được bản sắc dân tộc. Sau nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, giờ đây, ông đã có ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, hàng năm gia đình ông đón gần 150 lượt khách trong và ngoài nước. Từ đó đã giúp gia đình ông mang lại nguồn thu trên 200 triệu đồng/năm. Vừa mạnh dạn trong làm kinh tế, vừa có những sáng tạo trong kinh doanh, ông đã dần ổn định cuộc sống. Giữ gìn bản sắc dân tộc là một trong những điều giúp ông thành công trong phát triển kinh tế bởi ông cho rằng, phát triển kinh tế phải hướng tới tính bền vững, lâu dài nhưng phải an toàn, hiệu quả.

 

Không những làm kinh tế giỏi, ông còn là một trưởng xóm luôn quan tâm đến đời sống của hội viên, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế xóa đói - giảm nghèo. ông thường xuyên có những sáng kiến cùng trao đổi, chia sẻ với các hội viên, từ đó giúp họ có thêm điều kiện phát triển kinh tế, nhất là kinh nghiệm trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Tuyên truyền tới mọi người dân các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, chấp hành mọi quy ước của thôn, bản, luôn vận động các hội viên xây dựng, duy trì quỹ hội tổ chức thăm hỏi động viên, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Từ đó tăng cường mối đoàn kết nội bộ, xây dựng bản, làng đạt TS-VM.

 

 

                                                                      Thu Hường

                                                           (Đài TT-TH Mai Châu)

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục