Chi nhánh Công ty CPXNK tổng hợp Hà Nội tập trung thi công gói thầu R5 (km 17 - km 21) đường Hòa Lạc - TPHB,  đoạn qua xã Yên Quang (Kỳ Sơn).

Chi nhánh Công ty CPXNK tổng hợp Hà Nội tập trung thi công gói thầu R5 (km 17 - km 21) đường Hòa Lạc - TPHB, đoạn qua xã Yên Quang (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, đoạn qua tỉnh ta từ km 13+050 - km 33+256 được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại QĐ số 1064 ngày 13/7/2010.

 

Quy mô xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại B, mặt cắt rộng 33 m, vận tốc thiết kế 80-100 km/h. Đoạn đi trùng với QL6 cho đến cuối tuyến dài khoảng 3,6 km thiết kế cheo tiêu chuẩn đường phố chính chủ yếu, mặt cắt rộng 42 m, vận tốc thiết kế 60 km/h. Xây dựng cầu qua sông Đà dài khoảng 613 m tại lý trình km 32+655. Tổng mức đầu tư 6.700 tỷ đồng. Trong đó, xây lắp 3.744 tỷ đồng, GPMB 809 tỷ đồng; quản lý dự án 22 tỷ đồng; chi khác 50 tỷ; dự phòng 1.053 tỷ đồng; lãi vay 959 tỷ đồng.

 

Cầu qua sông Đà dài khoảng 613 m tại lý trình km 32+655. Tổng mức đầu tư 6.700 tỷ đồng. Trong đó, xây lắp 3.744 tỷ đồng, GPMB 809 tỷ đồng; quản lý dự án 22 tỷ đồng; chi khác 50 tỷ; dự phòng 1.053 tỷ đồng; lãi vay 959 tỷ đồng.

 

Hợp đồng chính thức dự án được ký kết ngày 1/10/2010 giữa UBND tỉnh và nhà đầu tư: Công ty CPXNK tổng hợp Hà Nội theo hình thức hợp đồng BT. Dự án được khởi công ngày 3/10/2011. Theo kế hoạch, tiến độ thi công phần đường 36 tháng, phần cầu 42 tháng. Tuy nhiên, do thiếu vốn và mặt bằng đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công. Cụ thể, gói thầu R4 (km 13+050 - km 170) khởi công tháng 10/2010, nhưng do điều kiện mặt bằng thi công hạn chế, thời tiết năm 2011 mưa nhiều, khó khăn về kinh phí nên tiến độ thi công rất chậm; gói thầu R5 (km 17-km 21), nhà đầu tư giao cho Chi nhánh Công ty CPXNK Tổng hợp Hà Nội tại Hòa Bình tổ chức thi công. Hiện, đơn vị đang tiến hành phát quang, đào bóc hữu cơ một số đoạn có mặt bằng; gói thầu R6 (km 21- km 24), tháng 5/2012, nhà đầu tư đã ký hợp đồng thi công với Liên danh xây dựng 565 - Hòa Bình. Hiện, nhà thầu đang tổ chức lực lượng chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi công; gói thầu R9 km 29+700 - km 33+418,23, tháng 2/2012 nhà đầu tư đã ký kết hợp đồng thi công xây dựng với Công ty CP đầu tư và xây dựng Vinasan là nhà thầu thực hiện trên đoạn tuyến đã được GPMB. Nhà thầu đã chuẩn bị lực lượng, nhân lực, thiết bị khảo sát thí nghiệm mỏ đất đắp, làm việc với địa phương về bãi đổ thải phục vụ cho việc thi công. Tuy nhiên, hiện mặt bằng chưa có đường vào để thi công. Nhà đầu tư đã làm việc với hội đồng GPMB, UBND TP Hòa Bình, xã Trung Minh và huyện Kỳ Sơn để sớm có phương án mặt bằng cho nhà thầu vào thi công nhưng đến nay, việc di chuyển trụ sở UBND xã vẫn chưa xong. Các gói thầu còn lại (R7, R8, B2), nhà đầu tư đang rà soát lại hoàn thiện hồ sơ thiết kế và dự toán của các gói thầu phục vụ lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, các gói thầu R7, R8 đến nay vẫn chưa có mặt bằng để thi công. Về dự án di chuyển đường điện 35KV và 0,4KV thuộc gói thầu R4 được UBND  tỉnh phê duyệt báo cáo KTKT ngày 6/2/2012 đã hoàn thành bước lựa chọn  nhà thầu xây lắp vào tháng 3/2012. Do không được bố trí vốn, mặt bằng thi công chưa được đền bù nên nhà thầu chỉ thi công cầm chừng hạng mục đào và đổ bê tông hố móng.

 

Sau 18 tháng triển khai, đến nay, công tác GPMB, tái định cư phần thuộc địa phận huyện Kỳ Sơn từ gói thầu R4 đến gói thầu R8 (km 13+050 - km 29+700). Đến tháng 5/2012, hội đồng GPMB huyện Kỳ Sơn đã bàn giao được cho đơn vị thi công phần mặt bằng như sau: gói R4 km 13 - km 17 đã bàn giao 23,77/46,9 ha (đất nông nghiệp), đạt 50,68%; gói R5 (km 17 - km 21) đã chi trả xong tiền đền bù và bàn giao mặt bằng 32,72/42,33 ha, (đất nông nghiệp, lâm nghiệp) đạt 73,31%; gói R6 (km 21 - km 24) đã chi trả xong tiền đền bù và bàn giao cho đơn vị thi công 19,4/35,31ha, (đất nông nghiệp) đạt 54%. Như vậy, từ tháng 2/2012 đến nay, công tác GPMB trên địa bàn huyện Kỳ Sơn không triển khai thêm được gì. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn nên chưa thanh toán tiền cho đơn vị đo đạc, kiểm đếm nên đơn vị này ngừng thực hiện.

 

Về xây dựng khu TĐC và nghĩa địa mới, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn cần xây dựng 8 khu TĐC, tổng mức đầu tư khoảng 121,2 tỷ đồng và 4 khu nghĩa địa mới, tổng mức đầu tư dự kiến 21,5 tỷ đồng. Đến 31/5/2012, trong 8 khu TĐC có 7 khu TĐC thuộc diện phải lập dự án đầu tư (thiết kế 2 bước) gồm khu TĐC xóm Rơn, Mùn, Chằm (Yên Quang), Nút, Đồng Bến (Dân Hạ), Ba (Mông Hóa), thị trấn Kỳ Sơn và một khu TĐC là xóm Đan Phượng thuộc diện lập báo cáo KTKT (thiết kế 1 bước). Đến nay, tỉnh đã phê duyệt hồ sơ thiết kế bước lập dự án đầu tư được 5 khu gồm: Mùn 5, Chằm Cun, Nút, Đồng Bến, Ba. Tuy nhiên, hiện các khu TĐC này vẫn chưa chọn được đơn vị tư vấn, thiết kế thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công. Đối với khu TĐC xóm Đan Phượng đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo KTKT ngày 3/4/2012. Hiện, huyện Kỳ Sơn đang tiến hành lựa chọn nhà thầu xây lắp.

 

Đối với 4 khu nghĩa địa mới, cuối năm 2011 đã được phê duyệt báo cáo KTKT được 2 khu gồm nghĩa địa xóm Mùn 5 và Trung Mường 1, Trung Mường 2 (Yên Quang). Tuy nhiên mới triển khai xây dựng được nghĩa địa Trung Mường 1, Trung Mường 2. Đến 31/5/2012, công trình đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng. Khu nghĩa địa xóm Mùn 5, do phải điều chỉnh lại vị trí để tránh thu hồi đất thổ cư nên chưa triển khai thi công được. Đối với 2 khu nghĩa địa còn lại thuộc xã Mông Hóa đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo KTKT vào tháng 3 và 4/2012. Hiện, huyện Kỳ Sơn đang tiến hành lựa chọn nhà thầu xây lắp. Tại TPHB, diện tích đất nông nghiệp đã được hội đồng GPMB chi trả tiền đền bù và bàn giao cho đơn vị thi công 7,3/27,74 ha, đạt 26,2%. Trong đó có 6,77 ha thuộc địa bàn xã Trung Minh, 0,5 ha thuộc địa bàn phường Tân Hòa. UBND thành phố đã phê duyệt báo cáo KTKT di chuyển hệ thống điện thuộc gói thầu R9, tổng mức đầu tư trên 11 tỷ đồng. Song vì chưa bố trí được vốn nên công trình chưa triển khai thi công.

 

Đến hết tháng 1/2012, tổng số tiền nhà đầu tư đã giải ngân 187,92 tỷ đồng. Trong đó, chi phí tư vấn 22,23 tỷ đồng; tạm ứng và thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành 26,9 tỷ đồng; chi phí đền bù GPMB 131,19 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án 3,28 tỷ; chi khác 4,32 tỷ đồng. Từ tháng 1/2012 đến nay, nhà đầu tư chưa chuyển thêm kinh phí cho các hội đồng GPMB các địa phương. Năm 2011, ngân sách tỉnh đã bố trí được 30 tỷ đồng cho công tác GPMB trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

 

Thực tế trên cho thấy, thiếu vốn, mặt bằng là 2 nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án. Đặc biệt nhạy cảm là tiến độ xây dựng các khu nghĩa địa mới chậm đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tình cảm của các hộ dân nơi có dự án đi qua. Vì vậy, đôn đốc chủ đầu tư và hội đồng GPMB các huyện, thành phố khai thông nguồn vốn, đẩy nhanh công tác đền bù GPMB là việc làm hết sức cần thiết để dự án được triển khai đúng tiến độ.

 

 

                                                                            Đức Phượng

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục