Tăng giá từ con cá tới bó rau, người đi chợ phải tính toán từng đồng. Ảnh: D.Hà

Tăng giá từ con cá tới bó rau, người đi chợ phải tính toán từng đồng. Ảnh: D.Hà

Tại TPHCM, hầu hết các siêu thị và hơn 2.500 điểm bán hàng đang thực hiện chương trình “Tháng khuyến mãi năm 2012” với hàng ngàn mặt hàng tiêu dùng đang được bán với mức giá khuyến mãi từ 5-40%, nhưng nhiều nhà sản xuất cho biết: Đang gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng lên.

 

Cùng với việc xăng dầu, giá gas... liên tục tăng giá, các loại hàng hóa tiêu dùng cũng đang rục rịch tăng. Lấy cớ tăng giá xăng dầu, nhiều hãng thực phẩm đang công bố với các đại lý sẽ điều chỉnh mức giá mới trong tháng 9.

Tăng giá từ con cá, lá rau

Sáng 6.9, tại chợ dân sinh Đống Đa (Q.Đống Đa - Hà Nội), nhiều bà nội trợ không ngừng giật mình thon thót khi giá cả rau củ quả hầu hết đều đồng loạt tăng. Với lý do “mưa gió, khan hàng”, kèm với lý do muôn thuở là giá xăng tăng, hầu hết các mặt hàng rau xanh đều tăng giá đến chóng mặt. Theo đó, rau cải xanh, cải ngồng có giá 22.000đ/kg, cà chua 20.000đ/kg, rau muống 10.000đ/mớ, mướp 7.000đ/quả, khoai tây 25.000đ/kg... Sau khi nhặt nhạnh một hồi, chị Thu (ngụ ở Q.Đống Đa) ngớ người khi được thông báo số rau xanh chị vừa mua tổng cộng có giá... 47.000đ. “Chỉ là mớ rau muống, ít loại rau sống để ăn bún chả, không ngờ giá cao đến vậy. Rau còn đắt hơn cả thịt!” – chị Thu nói. Ngoài rau củ quả, một số thực phẩm khác như cá chép, tôm sú, mực... đều đồng loạt đội giá 5 – 10% so với tháng trước. Theo đó, tại một số chợ nội thành HN, giá cá chép ở mức 85.000 – 90.000đ/kg, tôm sú 250.000đ/kg, mực ống 222.000đ/kg...

Trong khi đó, nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác cũng đã đồng loạt điều chỉnh mặt bằng giá mới từ gần một tháng nay. Trong đó tăng giá mạnh nhất là mỹ phẩm, dầu ăn, mì ăn liền, bánh kẹo... Nhiều tiệm tạp hóa tọa trên phố Xuân Thủy (Q.Cầu Giấy) đã niêm yết bảng giá mới với mức giá tăng từ 5.000 – 15.000đ/sản phẩm tùy loại. Theo nhiều chủ cửa hàng, mức giá này đã được điều chỉnh tăng từ cuối tháng 7 cho đến nay.

Song từ đợt tăng giá xăng mới đây, hàng loạt cửa hàng đã nhận được thông tin từ các đại lý hàng hóa là hàng sẽ tiếp tục... tăng giá thêm một mức mới. Một nhân viên tiếp thị của hãng thực phẩm Chinsu cho biết, khoảng giữa tháng 9 sẽ tăng thêm 5% một số mặt hàng dầu ăn, mì ăn liền, nước tương... với lý do mọi chi phí đầu vào đều bị đội lên. Ngay cả mặt hàng “nóng” nhất hiện nay là bánh trung thu cũng có giá tăng hơn năm ngoái với lý do chi phí đầu vào đều tăng cao. Chính vì thế nên thị trường tiêu thụ bánh trung thu năm nay đều ảm đạm hơn so với mọi năm, các cửa hàng theo đó đều cắt giảm lượng sản phẩm.

Hàng hóa siêu thị rồi cũng tăng

Theo các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tại TPHCM, trước các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 8, giá gas cũng tăng mạnh 2 đợt vào đầu tháng 8 và 9, cộng với nhiều nguyên liệu đầu vào nhập khẩu tăng lên theo giá thế giới... khiến DN khó có thể giữ giá sản phẩm trong thời gian tới. Theo ông Lương Vạn Vinh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Mỹ Hảo - hiện các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ như hóa chất sản xuất chất tẩy rửa tăng khoảng 10%. Bên cạnh đó, theo tính toán của nhiều DN, từ đầu năm đến nay, giá gas đã tăng hơn 75.000 đồng/bình 12kg, xăng cũng tăng 2.200 đồng/lít khiến chi phí vận chuyển cũng tăng thêm khoảng 10%, ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản xuất.

Bà Lê Thị Thanh Lâm - Phó TGĐ Cty Sài Gòn Food, chuyên sản xuất thủy hải sản đông lạnh - cho biết thêm: Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, có tác động dây chuyền đầu vào, khiến các mặt hàng khác như thủy sản, rau củ quả... tăng giá theo chứ không chỉ ảnh hưởng đến mỗi chi phí tàu cá, phí vận chuyển giao nhận. Các yếu tố đầu vào như điện, nước, xăng dầu, lương nhân công... vừa mới tăng “chút đỉnh”, trong lúc giá sản phẩm hàng hóa không thể không tăng, dù người tiêu dùng không chấp nhận. Điều này khiến doanh nghiệp càng gặp khó khăn mỗi khi cân nhắc tăng giá.

Phòng kinh doanh một số siêu thị tại TPHCM cho biết, trong vài ngày qua bắt đầu nhận được một số đề nghị điều chỉnh giá bán sản phẩm của các nhà sản xuất, nhà cung cấp. Đại diện siêu thị Saigon Co.op cho biết, hiện chương trình Tháng khuyến mãi đang diễn ra trong suốt tháng 9 nên giá nhiều sản phẩm, hàng hóa không những ổn định mà còn giảm so với trước đây. Việc điều chỉnh giá xăng dầu, các nguyên liệu đầu vào chưa ảnh hưởng đến giá hàng hóa trong tháng 9. Tuy nhiên, gần đây có một số ít nhà sản xuất, cung cấp gửi các đề nghị tăng giá trong thời gian tới, để siêu thị xem xét. Các mặt hàng đề nghị điều chỉnh giá trong thời gian tới tập trung vào nhóm hàng may mặc, hàng tiêu dùng, đồ dùng nhựa, hóa mỹ phẩm, với mức tăng được đề nghị phổ biến trong khoảng 4-10%.

Trong khi hệ thống siêu thị chỉ mới bắt đầu nhận các đề nghị điều chỉnh giá đối với một số sản phẩm và nếu được các siêu thị chấp thuận, thì khoảng tháng 10 giá mới mới được áp dụng thì tại các chợ bán lẻ, một số mặt hàng rau củ quả, thủy hải sản đã có chiều hướng nhích giá thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg. Lý do tăng giá được tiểu thương đưa ra do chi phí vận chuyển, nhân công bốc vác... tăng lên.

 Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương Võ Văn Quyền: Giá phải do thị trường quyết định

Nếu nói hàng hóa tăng do giá xăng dầu tăng là không đúng, vì theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê vừa qua chỉ số giá xăng dầu chỉ đứng thứ ba trong rổ hàng hóa. Một số hàng hóa tăng giá do tác động dịch vụ, theo phân tích một cách khách quan, chưa đủ luận cứ khoa học để nói mặt bằng giá tăng do đâu. Theo Hiệp hội Bán lẻ thì giá xăng dầu tác động vào giá bán rất ít, hiện nhiều DN bán lẻ đã đề nghị không điều chỉnh giá vì không thể tăng giá. Bộ Công Thương sẽ có những chính sách, đề suất với các cơ quan chức năng. Những yếu tố giá tăng bất ổn cần phải xử lý như đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá... Giá phải theo tín hiệu thị trường. Cần nghiêm túc đánh giá lại, rà soát các chi phí. Bình ổn không phải cố định, Bộ Công Thương chỉ theo dõi cung cầu, như giá nhập khẩu thức ăn, bình ổn giá do thị trường đánh giá. Bộ Công Thương không can thiệp về giá, mà giá cả phải do thị trường quyết định.     

                                                                          Theo Báo Lao Động

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục