Nhờ phát triển kinh tế rừng, gia đình chị  Bùi Thị Thảo, xóm Chồm, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) có thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng/năm.

Nhờ phát triển kinh tế rừng, gia đình chị Bùi Thị Thảo, xóm Chồm, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) có thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Đối với người dân xã Hợp Thanh (Lương Sơn), một trong những biện pháp hữu hiệu để họ thực sự gắn bó lâu dài với rừng là phải sống được nhờ rừng. Giao đất, giao rừng đã từng là một bài toán nan giải với cấp uỷ Đảng, chính quyền nơi đây bởi người dân không thiết tha với nghề rừng. Tuy nhiên, nhiều năm lại đây, kinh tế Hợp Thanh đã thực sự đổi thay, tất cả bắt đầu từ rừng và những mô hình kinh tế hay ngay dưới tán rừng.

 

Ông Bùi Quang Vũ, cán bộ quản lý bảo vệ rừng xã Hợp Thanh cho biết: toàn xã có diện tích tự nhiên hơn 1.713 ha, trong đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã chiếm hơn 61%, xã có 7 thôn cả 7 thôn đều có rừng và đất lâm nghiệp. Chính vì vậy, với người dân xã Hợp Thanh hết xuống ruộng, chỉ còn biết lên rừng làm nương làm rẫy. Tuy nhiên, trước đây, giao đất, giao rừng cho các hộ dân là một bài toán nan giải vì không hộ nào muốn nhận, nhiều hộ thà đi làm thuê chứ nhất định không muốn nhận khoán đất rừng. Vì vậy, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

 

Năm 2004, sau khi đi tham quan học tập kinh nghiệm từ nhiều xã, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Hợp Thanh xác định với điều kiện tự nhiên khó khăn, đất nông nghiệp ít cần phát huy tối đa tiềm năng, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, XĐ-GN. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế khác, kinh tế rừng vẫn là chủ chốt nhằm tăng thu nhập  cho người dân. Chủ trương đó đã được khẳng định trong Nghị quyết Đảng bộ xã và cụ thể hoá trong kế hoạch phát triển kinh tế rừng ngay từ năm 2004. Có được chủ trương đúng đắn, cấp uỷ Đảng, chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân tích cực phát triển kinh tế rừng, đặc biệt là triển khai nhân rộng những mô hình kinh tế rừng hay như trồng rừng xen cây màu để lấy ngắn nuôi dài, mô hình trang trại rừng, vườn, đồi Từ những mô hình hay, người dân thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng nên đã mạnh dạn nhận đất khoán, đầu tư vốn giống để trồng rừng vừa tích luỹ tăng thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Gia đình ông Bạch Công Tỵ, thôn Gạo trước đây vốn là một trong những hộ nghèo, kinh tế nhiều khó khăn. Từ năm 2006, gia đình ông quyết định tích luỹ nguồn vốn bằng việc trồng rừng, chịu khó bỏ công lao động, tích cực khai hoang, đến nay, gia đình đã sở hữu 4 ha keo lai, năm 2012 khai thác hơn 2 ha keo 5 năm tuổi, gia đình ông đã thu được 100 triệu đồng. Hiện nay, ông tiếp tục trồng gối, tuy nhiên, trên diện tích keo trồng mới ông đầu tư trồng xen sắn cao sản, dong riềng nhằm tăng thêm thu nhập. Cũng là một trong những hộ đã gắn bó với nghề rừng lâu năm, gia đình chị Bùi Thị Thảo, xóm Chồm lại xây dựng được một mô hình kinh tế tương đối hiệu quả để lấy ngắn nuôi dài. Chị Thảo chia sẻ: Với gần 5 ha keo, ban đầu, gia đình  trồng xen cây màu vừa hạn chế cỏ, vừa cho thêm thu nhập. Từ năm thứ hai, thứ ba trở đi cây phát triển tán mạnh, không thể trồng xen màu chặt tỉa cây còi vừa bán củi, vừa tạo môi trường thoáng ở dưới để đầu tư nuôi gà thả. Với cách làm này, năm nào gia đình cũng có thu cả chục triệu từ rừng mà đến năm khai thác vẫn đảm bảo năng suất. Ngay trong năm 2012, khai thác 4,7 ha keo năm thứ 6, gia đình chị Thảo đã thu được 160 triệu đồng.

 

Sống nhờ rừng nên với người dân Hợp Thanh, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ nguồn lợi kinh tế của gia đình mình. Ông Vũ cho biết: để làm tốt công tác phòng - chống cháy rừng, hàng năm, xã luôn chủ động củng cố ban chỉ huy PCCC xã, tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã, thôn, xóm với sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể xã, luôn xác định thời gian và vùng trọng điểm   rừng dễ bị cháy để luôn có phương án ứng cứu kịp thời, xây dựng, duy trì mạng lưới thông tin về phòng cháy rừng, hàng ngày tuyên truyền trên loa phát thanh thông tin phòng - chống cháy rừng.

 

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ rừng, từ nhiều năm nay, ý thức của người dân về công tác phòng cháy rừng đã nâng lên rõ rệt, xã không có tình trạng xi phạm lâm luật, không có vụ việc gây cháy rừng, đặc biệt, thu nhập về rừng của người dân trong xã ngày càng nâng cao. Năm 2012, kinh tế rừng đã đóng góp 2.994 triệu đồng vào nguồn thu của xã, góp phần ổn định KT-XH của xã.

 

 

                                                                  Phương Linh

 

 

Các tin khác


Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục