Người dân xóm Mè, xã Tu Lý (Đà Bắc) tham gia đóng góp ngày công để cứng hóa đường giao thông trên địa bàn.

Người dân xóm Mè, xã Tu Lý (Đà Bắc) tham gia đóng góp ngày công để cứng hóa đường giao thông trên địa bàn.

(HBĐT) - Phó Chủ tịch UBND xã Tu Lý (Đà Bắc) Nguyễn Văn Tuyển cho biết: Ngay từ khi được chọn làm xã điểm xây dựng NTM của huyện Đà Bắc, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tổ chức triển khai tập huấn thông qua các hội nghị được mở tại thôn, xóm để người dân được biết, được bàn, được tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhận thức của người dân về chương trình xây dựng NTM vẫn còn khá mông lung.

 

Đa số người dân vẫn nghĩ thực hiện chương trình xây dựng NTM là Nhà nước đầu tư tiền của để xây dựng các công trình hạ tầng cho nhân dân nên có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Bên cạnh đó, việc triển khai phong trào xây dựng NTM ở Tu Lý cũng còn gặp một số rào cản như nguồn lực của nhân dân còn yếu nên việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế. Đó là những khó khăn, rào cản lớn nhất cho việc triển khai thực hiện các nội dung phong trào xây dựng NTM ở xã.

 

Xác định rõ những khó khăn đó, cấp ủy, chính quyền đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều nội dung phong phú. Đồng thời, phát động phong trào thi đua “Xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” gắn với thực hiện phong trào xây dựng NTM. Lấy đó làm cơ sở, nền tảng để thúc đẩy thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở các thôn, xóm và trong từng KDC trong xã. Theo đồng chí Nguyễn Văn Tuyển, Phó Chủ tịch UBND xã, hiệu quả lớn nhất đạt được đó là đã tạo sự chuyển biến về tư duy, nhận thức của người dân, huy động được nguồn lực của toàn xã hội tham gia xây dựng NTM. Điều đó được thể hiện ở việc người dân đã tự nguyện tham gia hiến đất, góp công, góp ruộng để phục vụ việc xây dựng các công trình hạ tầng xã hội như làm đường GTNT, xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, đường giao thông nội đồng... Nhiều hộ hiến hàng trăm mét như gia đình ông Bùi Văn Điệp ở xóm Mè đã tự nguyện hiến hơn 400 m2 đất, Đinh Văn Hùng ở xóm Mè hiến 300 m2 đất, Nguyễn Văn Khang ở xóm Bình Lý hiến 200 m2, Xa Văn Ly ở xóm Cháu hiến 200 m2... Từ năm 2011 đến nay, toàn xã đã làm mới, nâng cấp, cứng hóa bê tông được 9 km đường liên xóm; xây mới, sửa chữa, nâng cấp và kiên cố hóa được 6 công trình mương, bai với tổng chiều dài hơn 10 km nâng tổng số kênh mương nội đồng được kiên cố hóa lên 24 km trong toàn xã.

 

Mặc dù là xã thuần nông, đời sống người dân chủ yếu dựa vào SXNN nhưng do hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện đã góp phần vào thúc đẩy sự giao lưu phát triển KT-XH. Từ đó, nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao được đầu tư, mở rộng như mô hình chăn nuôi lợn, gà ở các xóm Tình, Bình Lý, Hương  Lý; trồng bí xanh ở xóm Kim Lý... thu nhập bình quân năm 2012 ở Tu Lý đạt 11,5 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 51,3% xuống còn 38,9% trong năm 2012. Hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố và phát huy tốt vai trò lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH cũng như tổ chức tốt công tác phòng ngừa, đảm bảo giữ vững an ninh nông thôn.

 

Từ sự chuyển biến trong nhận thức của CBĐV và nhân dân đã tạo được nền tảng quan trọng trong phong trào xây dựng NTM cũng như tích cực phát huy vai trò của người dân trong tham gia xây dựng NTM, nhất là tham gia ý kiến, giám sát từ khâu lập đề án, xây dựng quy hoạch đến các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng; chủ động, tự giác tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng NTM. Nhờ vậy, đến nay, Tu Lý đã được UBND huyện ra quyết định công nhận đạt 8 tiêu chí quốc gia về NTM.

 

 

                                                                         Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ vừa ban hành Kết luận số 928-KL/TU, ngày 21/9/2023 về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 33/CTr-TU, ngày 10/7/2020 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Chương trình hành động số 33).

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục