Sau 1 năm được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư, dự án nhà máy thức ăn gia súc Japfa đã được bàn giao mặt bằng đúng thời hạn nên đã được xây dựng và hoàn thành theo đúng tiến độ.

Sau 1 năm được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư, dự án nhà máy thức ăn gia súc Japfa đã được bàn giao mặt bằng đúng thời hạn nên đã được xây dựng và hoàn thành theo đúng tiến độ.

(HBĐT) - Vốn là xã thuần nông, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, 4 năm lại đây, Dân Hoà (Kỳ Sơn) là một trong những xã đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước huyện Kỳ Sơn, thu nhập bình quân đầu người từ mức 4,5 triệu đồng/năm đã tăng lên hơn 20 triệu đồng/năm. Kết quả đó có được chính là nhờ sự linh hoạt, nhanh nhạy trong chính sách thu hút của cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là sự quyết tâm trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng để thu hút các dự án đầu tư vào xã, góp phần tăng thu nhập ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động.

 

Theo UBND xã Dân Hoà, toàn xã có 16 dự án vừa và nhỏ đã đi vào hoạt động, đang tiếp tục triển khai trên trên địa bàn với tổng số lượng đất thu hồi khoảng hơn 196 ha. Toàn xã cũng đã có hơn 100 hộ dân bị thu hồi đất từ các dự án trên địa bàn. Tuy nhiên, đến thời điểm này tất cả các dự án vào xã đều đã được bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định và chưa có bất cứ việc tranh chấp hay khiếu kiện nào. Đồng chí Nguyễn Văn Ơn, Chủ tịch UBND xã Dân Hoà cho biết: Năm 2006, Công ty CP chế biến nông lâm sản Sơn Thuỷ là doanh nghiệp đầu tiên đặt cơ sở sản xuất tại xã Với việc xây dựng nhà xưởng, kho chứa, doanh nghiệp đã thu hồi 1,65 ha đất lúa 1 vụ của gần 50 hộ xóm Đễnh. Cấp uỷ Đảng, chính quyền xã nhận định đây vừa là cơ hội đồng thời cũng vừa là thách thức đối với xã. bởi nếu  giải phóng mặt bằng, giao đất đúng thời hạn cho doanh nghiệp  sẽ là tiền đề quan trọng để tiếp tục những doanh nghiệp khác sẽ vào đầu tư tại xã.

Từ nhận định ban đầu đó, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Dân Hoà đã tổ chức hội nghị quân dân chính thông qua chương trình dự án để thống nhất trong toàn Đảng bộ, chính quyền. Theo đồng chí ơn, muốn được người dân ủng hộ, trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Khi có chủ trương triển khai dự án, xã tổ chức họp dân, công khai chủ trương thu hồi đất, mục đích, yêu cầu đối với việc thực hiện dự án, cử đại diện hộ dân bị thu hồi tham gia xuyên suốt quá trình thực hiện dự án. Công tác kiểm kê, thu thập hồ sơ pháp lý và xét tình trạng sử dụng đất, tài sản trên đất bị thu hồi phải được thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật và sát với thực tế.  Đặc biệt, một trong những giải pháp giúp cho công tác giải phóng mặt bằng ở Dân Hoà diễn ra thuận lợi chính là việc cấp uỷ Đảng, chính quyền đã luôn quan tâm đến đời sống của người dân sau khi mất đất. Xã yêu cầu doanh nghiệp có sự hỗ trợ lâu dài như hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho con em hộ dân bị thu hồi đất. Mặt khác, xã cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ dân sau khi được đền bù giải phóng mặt bằng nên dùng số tiền đền bù một cách hữu ích như đầu tư làm ăn hoặc cho con em đi học. Từ những thành công ban đầu trong dự án đầu tiên của xã đã tạo được niềm tin cho doanh nghiệp đồng thời là sự đồng thuận cao của người dân. Ngay sau Công ty Sơn Thuỷ là một loạt dự án lớn cũng được đưa về Dân Hoà như dự án Lạc Hồng Viên, Nhà máy thức ăn gia súc Trao đổi về các dự án này, đồng chí Ơn cho biết:  Khó khăn lớn nhất  là dự án Lạc Hồng Viên bởi vì dự án này ngoài việc đền bù giải phóng mặt bằng quan trọng hơn là phải vận động nhân dân chấp nhận dự án vào xã. Để triển khai dự án này, xã đã phải nhiều lần tổ chức họp thôn, trong đó, thành phần mời đầy đủ cả phòng TN   MT  huyện, chủ đầu tư, thậm chí cả cảnh sát môi trường để đánh giá về tác động môi trường, tuyên truyền cho người dân hiểu và giải đáp tất cả những thắc mắc của nhân dân. Khi người dân đã hiểu ra, họ sẽ đồng thuận giúp đỡ doanh nghiệp.

 

Chính sự quyết tâm, đồng thuận cao giữa cấp uỷ Đảng, chính quyền và người dân trong công tác giải phóng mặt bằng đã giúp Dân Hoà trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Mới đây, nhất dự án nhà máy thức ăn gia súc Japfa với tổng kinh phí 380 tỷ đồng, công suất 300.000 tấn sản phẩm/năm và nhiều dự án khác đang tiếp tục triển khai. Những dự án này không chỉ tăng thu ngân sách cho xã mà còn là cơ hội cho nhiều lao động trên địa bàn xã có được việc làm ổn định ngay tại quê nhà, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững cho Dân Hoà.

 

                                                                          Đinh Hoà     

                                                                             

 

   

Các tin khác


Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục