HTX Dệt thổ cẩm truyền thống và du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.

HTX Dệt thổ cẩm truyền thống và du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Trong những năm qua, TTCN, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói - giảm nghèo cho một số gia đình ở nông thôn. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng CNH-HĐH.

 

HTX dệt thổ cẩm truyền thống và du lịch bản Lác xã Chiềng Châu (Mai Châu) được thành lập từ năm 2009. Sự hình thành HTX có sự hỗ trợ không nhỏ của dự án Jica (Nhật Bản) từ khôi phục, đào tạo, nâng cao tay nghề đến tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Theo chị Vì Thị Oanh, Phó Chủ nhiệm HTX, HTX hiện  có 30 xã viên với tay nghề ngày càng nâng cao đang hướng tới dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp hóa. Trong sáng tạo sản phẩm, HTX kế thừa, phát huy những tinh túy trong hoa văn thổ cẩm truyền thống kết hợp với sự sáng tạo, tinh tế để tạo nên những sản phẩm truyền thống nhưng vẫn mang nét hiện đại, đáp ứng thị hiếu khách du lịch, đồng thời vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống. Từng chi tiết của sản phẩm bộc lộ sự khéo léo, tỉ mỉ và tinh tế của người phụ nữ Thái nơi đây. Để tạo nên dây chuyền sản xuất, mỗi bộ phận đảm trách từng công đoạn khác nhau, xã viên được lập thành 3 nhóm gồm nhóm may, nhóm dệt và nhóm thêu, mỗi nhóm 10 chị em. Về cơ sở vật chất, HTX có hệ thống nhà xưởng đảm bảo, có trang bị đầy đủ máy may, khung dệt, khung thêu để chị em có điều kiện làm việc tập trung. Năm 2013, doanh thu của HTX đạt trên 1 tỷ đồng thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Vừa qua, HTX vinh dự được lọt vào top 50 doanh nghiệp, doanh nhân văn hoá tiêu biểu năm 2014.

 

Theo thống kê của Chi cục PTNT, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 làng nghề truyền thống được công nhận là Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống và du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) và làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống làng Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn). Ngoài ra, toàn tỉnh có 401 DNVVN hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn, trong đó có 260 doanh nghiệp sản xuất ổn định, có khả năng phát triển tốt, bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp sản xuất khó khăn vì thiếu vốn đầu tư sản xuất, thị trường tiêu thụ không ổn định, ngày công lao động thấp, trình độ tay nghề kém, chất lượng sản phẩm không cao không cạnh tranh với thị trường; thu nhập quân của người lao động trong các doanh nghiệp dao động từ 2 - 3 triệu đồng/người/tháng.

 

Quyết định số 3024/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã mở ra triển vọng mới cho các ngành nghề nông thôn góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, phát triển ngành nghề nông thôn sẽ tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động khu vực nông thôn, thay đổi phương thức, tập quán sản xuất ở khu vực nông nghiệp nông thôn của tỉnh đồng thời bảo tồn phát huy các ngành nghề, sản phẩm có giá trị văn hoá lâu đời của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Xây dựng và phát triển được các làng nghề, các HTX, tổ hợp tác và dịch vụ ngành nghề nông thôn, xây dựng được đội ngũ nghệ nhân và thợ kỹ thuật lành nghề. Dự kiến thu nhập từ ngành nghề nông thôn toàn tỉnh giai đoạn 2013-2030 đạt 22.786,5 tỉ đồng. Đến năm 2020 lĩnh vực sản xuất ngành nghề nông thôn sẽ giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 85,3 ngàn lao động và khoảng 150.000 lao động vào năm 2030. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn được quy hoạch và bố trí hợp lý với kỹ thuật công nghệ được đổi mới sẽ góp phần giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường sống.

 

Với định hướng từ nay đến năm 2020, phát triển mạnh các sản phẩm làng nghề truyền thống như dệt may thổ cẩm, nấu rượu đặc sản, mây - tre đạn; các sản phẩm nghề mới như chế biến, sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng và phát triển các dịch vụ xây dựng và thương mại trong nông thôn, tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển các nhóm ngành nghề nông thôn đến năm 2030 bao gồm chế biến hoa quả, chế biến thực phẩm từ chăn nuôi; phát triển nghề cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp; gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; gỗ mỹ nghệ và phát triển các loại hình ngành nghề gắn với xuất khẩu và du lịch. Từ thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nông nghiệp đã đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện. Trong đó nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2012-2030 khoảng 55.825,6 tỉ đồng gồm vốn NSTư 291,1 tỉ đồng; vốn ngân sách địa phương 148,1 tỉ đồng; vốn khác 113,3 tỉ đồng; chi phí sản xuất hàng năm (vốn góp của dân) 55.273,1 tỉ đồng. Tiếp theo là đào tạo nguồn nhân lực, theo đó, để phát triển ngành nghề nông thôn bền vững sẽ tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, tư vấn SXKD trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Dự kiến giai đoạn 2012-2020 hàng năm tổ chức khoảng 140-150 lớp học, đào tạo khoảng 4,4 ngàn lao động/năm. Giai đoạn 2021-2030 hàng năm tổ chức 180-190 lớp dạy nghề đào tạo khoảng 5,5 ngàn lao động/năm. Ngoài ra là các giải pháp về chính sách như quy hoạch đất đai, chính sách thuế, xúc tiến thương mại.

 

Đồng chí Đinh Duy Chuyên, Chi cục trưởng Chi cục PTNT cho biết: Phát triển ngành nghề nông thôn là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, góp phần sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói - giảm nghèo, thu hẹp khoảng các về mức sống giữa thành thị và nông thôn và tăng kim ngạch xuất khẩu. Trên cơ sở quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong thời gian tới Chi cục sẽ tập trung vào triển khai thực hiện chương trình phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hướng dẫn các địa phương trong tỉnh xây dựng từ 1-2 cơ sở làng nghề truyền thống trình UBND tỉnh công nhận. Đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm ngành nghề nông thôn. Đầu tư xây dựng các mô hình điểm về sản xuất TTCN, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

 

 

                                                                           Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục