Ngày 14-12, Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã tổ chức Hội thảo bàn tròn về kinh tế Pháp và Việt Nam năm 2014 và triển vọng năm 2015 nhằm thông tin tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam, kinh tế Pháp và khuyến nghị giải pháp khắc phục.

 

Tham dự Hội thảo có Giáo sư Lê Văn Cường, Giám đốc nghiên cứu tại CNRS, giảng viên trường Đại học Kinh tế Paris (Paris School of Economics), ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Pháp cùng các nhà kinh tế, học giả và đại diện của một số tập đoàn Pháp...

Đa số các đại biểu cho rằng, Việt Nam và Pháp đã ký hiệp định đối tác chiến lược kể từ tháng 9-2013, tuy nhiên quan hệ kinh tế và thương mại chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Quan hệ trao đổi kinh tế hai bên dù đã thu được kết quả nhất định song vẫn cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Pháp hiện là nhà tài trợ châu Âu lớn nhất của Việt Nam và là nhà tài trợ song phương thứ ba về hỗ trợ phát triển chính thức. Năm 2015 dự đoán kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi cao hơn do yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư đang được chính phủ chỉ đạo quyết liệt, sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng.

Năm 2014, chính trường Pháp có một số biến động như uy tín của Tổng thống giảm sút trong các cuộc thăm dò dư luận. Tổng thống phải tiến hành cải tổ nội các, thay thủ tướng giữa nhiệm kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, khoảng 3,4 triệu người và tập trung vào giới trẻ. Về kinh tế, sản xuất công nghiệp và chế biến tăng nhẹ, chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng đầu năm 2014 khá ổn định. Giá cả dịch vụ tính trên mặt bằng chung là tương đối ổn định.

Ông Bruno Rigal, phụ trách tư vấn doanh nghiệp tại ngân hàng Natixis trong lĩnh vực tái cấu trúc vốn và chiến lược huy động vốn cho biết, trước đây một số lãnh đạo doanh nghiệp Pháp phần nào đánh mất đi cơ hội vì định hướng cho nhân viên tập trung vào thị trường châu Âu và các nước láng giềng của Pháp mà chưa đi xa hơn đến các thị trường Việt Nam và châu Á. Theo ông, đó là một hướng không đúng bởi vì xét về bức tranh toàn cảnh thì châu Âu đã có sự trì trệ tương đối dài và rộng khắp nên các doanh nghiệp Pháp chỉ tập trung vào thị trường châu Âu là định hướng không đúng mà cần phải hướng tới các thị trường đang nổi lên như Viêt Nam thì sẽ có nhiều tiềm năng và cơ hội hơn.

Đề cập đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, ông Bruno dẫn nguồn từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, trong 25 năm qua Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 218 tỷ USD, riêng chín tháng năm 2014, Việt Nam thu hút 11,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp, điều đó chứng tỏ Việt Nam là một thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ông cũng cho rằng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là bước đầu và bước tiếp theo là thực hiện tất cả chính sách nhằm bảo đảm dòng vốn dài hạn.

Ông Jacques Faurvel, cố vấn pháp lý cho tập đoàn Casino, cho biết: “Siêu thị Big C đầu tiên đã được khai trương tại Việt Nam năm 1998 tại TP Hồ Chí Minh. Ngày nay, chúng tôi có 30 cửa hàng, với 9.000 nhân viên địa phương và chỉ có 20 người Pháp. 95% các hàng hóa bày bán tại Big C là hàng hóa Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi phải thúc giục các nhà cung cấp Việt Nam tăng sản xuất để cung cấp đủ hàng cho chúng tôi, và qua quá trình đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng phát triển”.

“Chúng tôi là một nhà đầu tư Pháp, nhưng trái tim hoàn toàn Việt Nam bởi vì tôi nghĩ rằng người Việt Nam biết đến thương hiệu Big C, đánh giá cao chất lượng tốt và giá cả phù hợp của các hàng hóa do Big C cung cấp. Những năm gần đây, chúng tôi được xếp thứ hạng cao trong các cuộc thăm dò về thương hiệu được yêu thích, chúng tôi đứng thứ ba”. ông Jacques Faurvel, nói.

Ông Jean Phillip Eglinger cho biết, hiện ông đang làm việc với một số công ty của Việt Nam muốn đầu tư tại Pháp. Ông nói: “Cuôc hội thảo hôm nay rất thú vị và rất có ý nghĩa vì các học giả, các nhà kinh tế đã trao đổi thẳng thắn với nhau về tình hình kinh tế của Pháp và Việt Nam. Hy vọng các tham luận tại hội thảo góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Pháp và Việt Nam”.

Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Pháp, cho biết, mục đích của hội thảo để cùng các nhà kinh tế, học giả nghiên cứu về kinh tế Việt Nam tìm ra những vấn đề bấp cập của Việt Nam và Pháp, từ đó gợi ý sáng kiến, chính sách cần phải tiến hành để giúp cho nền kinh tế cả Pháp và Việt Nam thoát khỏi giai đoạn khó khăn.

Ông Cường cho rằng, triển vọng xuất khẩu năm 2015 sẽ có nhiều thuận lợi hơn nếu như Việt Nam và EU ký được Hiệp định thương mại tự do thì doanh nghiệp hai bên sẽ có nhiều thuận lợi hơn về mặt tiếp cận thị trường. Trước đây hai bên đều hy vọng sẽ kết thúc đàm phán về hiệp định này trong năm 2014 nhưng chưa thực hiện được. Hiện nay hai bên đang đẩy mạnh vòng đàm phán cuối cùng vào tháng 3-2015. Nếu hiệp định được ký kết thì rất nhiều các mặt hàng của hai bên sẽ giảm thuế; những cam kết về đầu tư, bảo hộ đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam và EU, trong đó có các doanh nghiệp Pháp tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư. Trong năm 2014 xuất khẩu của Việt Nam vào Pháp vẫn tăng trưởng nhẹ, còn xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam tăng không đáng kể. Nguyên nhân là phía Pháp cũng có khó khăn do doanh nghiệp chưa có chiến lược maketing cũng như là tiếp cận với thị trường Việt Nam.

Ngoài các công việc chuyên môn hàng ngày như cung cấp thông tin thị trường, kết nối kinh doanh, trả lời các yêu cầu đa dạng liên quan đến khuôn khổ pháp lý xuất nhập khẩu, đầu tư, … của doanh nghiệp hai nước và tiếp xúc với các đối tác sở tại (doanh nghiệp, hiệp hội các ngành nghề kinh doanh, các Bộ Ngoại thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Kinh tế), Thương vụ Viêt Nam tại Pháp đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ các đoàn trong nước tham gia hội chợ, giới thiệu, quảng bá hàng hóa, gặp gỡ doanh nghiệp hai nước...

 

                                                                          Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục