(HBĐT) - Ngày 30/12/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2296/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện trạng đất lúa toàn tỉnh năm 2013 có 30.725, 60 ha. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước là 19.961,50 ha; đất trồng lúa một vụ 9.585,73 ha; đất trồng lúa nương 161.36 ha; đất trồng lúa không ổn định (đất trồng lúa và sử dụng vào mục đích khác; đồng trồng 1 lúa + trồng màu, nuôi cá /năm hoặc năm trồng lúa, năm trồng màu, nuôi cá) là 1.016,96 ha.

 

Quy hoạch sử dụng đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ diện tích sản xuất lúa ổn định cần thiết để đảm bảo an ninh lương thực và làm cơ sở đối với sử dụng đất trong việc phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng không ảnh hưởng đến đến an ninh lương thực và việc làm, đời sống của nông dân trên địa bàn từng xã, huyện. Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất lúa toàn tỉnh là 27.150 ha. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước 18.309,57 ha; đất trồng lúa nước còn lại 8.204,11 ha; đất trồng lúa nương 141,68 ha; đất trồng lúa không ổn định (đất trồng lúa và sử dụng vào mục đích khác; đất trồng lúa 1 lúa + trồng màu, nuôi cá /năm hoặc năm trồng lúa, năm trồng màu, nuôi cá) 494,64 ha.

 

Theo tính toán sau năm 2020, dân số Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng sẽ ổn định hoặc tăng chậm, nhu cầu lương thực sẽ ngày càng giảm và được thay thế bằng các nguồn thực phẩm khác. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề kinh tế đòi hỏi cần có một quỹ đất nhất định (trong đó có đất trồng lúa) để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, để đảm bảo an ninh lương thực cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành nghề trên địa bàn tỉnh, định hướng đến năm 2030 giữ diện tích đấu lúa của tỉnh Hòa Bình ổn định ở mức khoảng 25.150 ha.

 

 

                                                                       Linh Ngọc

                                                                 (VP UBND tỉnh)

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục