Nhân dân xóm Yên Hoà, Yên Lạc, Yên Thuỷ đóng góp tiền và ngày công mở rộng đường và xây dựng đường điện “thắp sáng đường quê”.

Nhân dân xóm Yên Hoà, Yên Lạc, Yên Thuỷ đóng góp tiền và ngày công mở rộng đường và xây dựng đường điện “thắp sáng đường quê”.

(HBĐT) - Xác định rõ trách nhiệm của xã được chọn làm điểm của huyện Yên Thuỷ về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, với bước đi có lộ trình, vừa đảm bảo tính khẩn trương, đồng bộ, vừa đảm bảo tính ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, Chương trình xây dựng NTM ở xã Yên Lạc đã thu được kết quả khá toàn diện. Đến nay, sau 5 năm thực hiện, xã đã cơ bản đạt được 19/19 tiêu chí.

 

Đưa chúng tôi đi thăm con đường liên xóm bê tông rộng 5m sạch sẽ với hệ thống điện chiếu sáng, trưởng thôn Trịnh Xuân Thụ tự hào: Xóm Yên Hoà có 326 hộ dân. Nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong công cuộc xây dựng NTM, nhân dân trong xóm đã tự nguyện đóng góp tiền trị giá trên 30 triệu đồng cùng với Đoàn Thanh niên thực hiện dự án “thắp sáng đường quê” xây dựng được 1 km công trình đường điện chiếu sáng. Không những thế, nhân dân trong xóm còn đóng góp ngày công xây dựng cống rãnh thoát nước 2 bên đường.

 

Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm tăng thu nhập cho người dân. Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển sản xuất, thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hỗ trợ vay vốn tín dụng, ưu tiên lồng ghép nhiều nguồn vốn xây dựng các mô hình, dự án sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, thành lập các tổ hợp tác, HTX nông nghiệp, coi đây là tiêu chí quan trọng trong 19 tiêu chí NTM. Năm 2014, xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa cho 2 xóm Lạc Vượng và xóm Chóng với tổng diện tích dồn đổi 34,84 ha với tổng số 164 hộ, số thửa trước khi dồn điền là 681 thửa, sau dồn đổi còn 341 thửa, bình quân mỗi hộ còn 2,1 thửa. Hàng năm, UBND xã phối hợp với trung tâm dạy nghề của huyện, của tỉnh tổ chức các lớp đào tạo nghề như trồng nấm rơm, ngô ngọt, chăn nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản, sửa chữa máy nông nghiệp. Ngoài ra còn khuyến khích phát triển các ngành nghề TTCN, thương mại dịch vụ để tạo việc làm thường xuyên cho người lao động. Đến nay tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên của xã chiếm trên 92%. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 25 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo còn 4,09%. Trên cơ sở đó tiếp tục có thêm điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được với mục đích cuối cùng là xây dựng NTM để nâng cao đời sống cho người dân. Trong 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã đã huy động nguồn lực gần 116 tỉ đồng thực hiện các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó ngân sách T.Ư và tỉnh gần 7 tỉ đồng, ngân sách huyện 2 tỉ đồng, ngân sách xã 570 triệu đồng, nguồn vốn lồng ghép của các chương trình dự án trên địa bàn 32 tỉ đồng, doanh nghiệp hỗ trợ 115 triệu đồng, nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động, tiền mặt, hiến đất trị giá 73 tỉ đồng. Đến nay, bộ mặt nông thôn xã có nhiều thay đổi, nhiều tuyến đường được bê tông hoá giúp cho việc đi lại được thuận tiện hơn, các tuyến mương được kiên cố tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhiều công trình mới được xây dựng như trường học, trạm y tế, nhà văn hoá thôn và các công trình công cộng khác phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá và sinh hoạt cộng đồng...

 

Đồng chí Bùi Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc cho biết: “Có được những kết quả trên là nhờ có sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện, sự chỉ đạo tập trung quyết liệt của cấp uỷ Đảng và chính quyền, sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và vai trò làm chủ của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là công tác giám sát, đôn đốc, tổ chức điều hành, vai trò của mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành đã tạo sức mạnh đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ. Xã tự hào được công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2015. Đây là dấu ấn quan trọng tạo tiền đề cho xã tiếp tục phát triển KTXH ngày càng giàu đẹp hơn.

 

 

 

                                                              Đinh Thắng

 

 

Các tin khác

Mô hình trang trại trồng cây lâm nghiệp ở xã Liên Hoà đang đem lại những kết quả tich cực.
Vùng cây ăn quả có múi đã được hình thành theo quy hoạch diện tích của huyện Lạc Thuỷ, trong đó cam V2, chanh đào được trồng tập trung ở thị trấn Chi Nê và các xã Hưng Thi, Liên Hoà.
Công ty TNHH JAPFA Việt Nam – Chi nhánh Hòa Bình tại huyện Kỳ Sơn mới đi vào hoạt động nhưng mỗi năm đã sản xuất khoảng 90.000 tấn thức ăn chăn nuôi, giải quyết việc làm cho gần 150 lao động địa phương.
Trong 9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp riêng Công ty Thủy điện Hòa Bình đạt trên 8.730 tỷ đồng.

Phát triển công nghiệp, ưu tiên các lĩnh vực có lợi thế

(HBĐT) - Công nghiệp Hòa Bình là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được tỉnh ta tập trung thúc đẩy trong suốt nhiều năm qua. Tân dụng, phát huy nhiều lợi thế tạo đà đưa công nghiệp Hòa Bình cất cánh đã được thể hiện rõ độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt trên 18,2%/năm, trong suốt 5 năm qua.

Khuyến khích chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh

(HBĐT) - Ở vào thời điểm những năm 2012 – 2013, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra dịch tai xanh ở lợn và cúm trên đàn gia cầm. Trong khi tình hình tiêu thụ gia trại của nhân dân vùng dịch bị ngưng trệ, nghiêm cấm không được bán ra ngoài thì các cơ sở chăn nuôi, trang trại của huyện nhờ có giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đảm bảo nên vẫn thuận lợi xuất ra thị trường ngoại tỉnh.

Toàn tỉnh phát triển thêm 400 lồng nuôi cá

(HBĐT) - Tính đến tháng 9/2015, toàn tỉnh duy vẫn duy trì ở mức 2.500 ha nuôi trồng thủy sản, trong ao hồ nhỏ. Thống kê, các địa phương đã phát triển đạt 2.100 lồng nuôi cá, tăng 400 lồng so cùng kỳ năm 2014.

Ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

(HBĐT) - Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh ta bắt đầu thực hiện từ năm 2014 với định hướng xuyên suốt là nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây thực chất là quá trình tạo ra sự thay đổi trong từng lĩnh vực của ngành, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa (SXHH) tập trung với quy mô hợp lý, đạt hiệu quả cao dựa trên nền tảng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại.

Huyện Cao Phong huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng

(HBĐT) - Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp quan trọng để huyện Cao Phong tăng cường cơ sở vật chất thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, điện, trạm y tế, trụ sở, trường học, tạo nền tảng cho phát triển KT -XH, đảm bảo AN -QP trong những năm qua và các năm tiếp theo.

Toàn tỉnh có 17 trại nuôi lợn nái và hậu bị

(HBĐT - Theo thống kê sở NN&PTNT, tổng đàn lợn trên địa bàn toàn tỉnh hiện đạt gần 350.000 con. Toàn tỉnh đã phát triển được 17 trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị, cung cấp hơn 150.000 lợn giống/năm và 19.000 lợn hậu bị/ năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục