Cam Cao Phong đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý là cơ hội tốt để giới thiệu, quảng bá, đặt nền móng liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp, siêu thị lớn của thành phố Hà Nội đến tìm hiểu.

Cam Cao Phong đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý là cơ hội tốt để giới thiệu, quảng bá, đặt nền móng liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp, siêu thị lớn của thành phố Hà Nội đến tìm hiểu.

(Tiếp theo kỳ trước và hết)

 

Bài 2: Để mở toang “cửa” thị trường nông sản lớn

Sản phẩm nông sản tiềm năng đã có, vấn đề đặt ra hiện nay là tìm ra “chìa khoá vàng” để mở toang cánh cửa thị trường nông sản lớn, đó là thị trường ngoại tỉnh, thậm chí hướng đến xuất khẩu. Đây là điều mà nông dân, doanh nghiệp, nhà quản lý của tỉnh hằng mong mỏi, sao cho thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng.

Cơ hội và thách thức

 

Nông sản của tỉnh đang đứng trước nhiều cơ hội và không ít thách thức trong tiến trình hoà nhịp thị trường nông sản ngoại tỉnh. Cơ hội đó là nguồn tiêu thụ dồi dào, không chỉ thành phố Hà Nội mà còn các tỉnh, thành lớn khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Đà Nẵng... Với diện tích đang trong thời kỳ đi vào khai thác, kinh doanh cây, con hàng hoá như hiện nay cần phải được tiếp tục mở rộng mới có thể đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng nội, ngoại tỉnh. Cá biệt như sản phẩm bưởi Tân Lạc đang ở niên vụ thu hoạch năm 2015 nhưng gần như không có mặt trên thị trường nội tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc lý giải: Do nguồn cung khan hiếm nên hầu hết sản phẩm được nông hộ bán ra thị trường ngoài tỉnh qua kênh khách đặt mua. Đến nay, vẫn chỉ có một số ít người tiêu dùng nội tỉnh được thưởng thức hương vị của bưởi đỏ, bưởi da xanh do chính địa phương mình sản xuất.

 

Có một thực tế là hiện nay, 80% lượng nông sản vẫn tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh do các tiểu thương mua của người sản xuất theo giá cả thoả thuận, tỷ lệ mua bán qua hợp đồng cam kết tiêu thụ sản phẩm rất thấp, tính pháp lý không cao. Tình trạng được mùa hoặc sản xuất nhiều bị rớt giá vẫn còn xảy ra do tư thương ép giá, liên kết mua đồng giá. Tỷ lệ sản phẩm của tỉnh lưu thông trên thị trường có bao bì, nhãn mác, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý không cao, mới có một số sản phẩm như cam Cao Phong, rau su su Tân Lạc, chè Công ty Phương Huyền, chè giảo cổ lam huyện Đà Bắc, măng huyện Kim Bôi.

 

Một số sản phẩm có lợi thế của tỉnh như cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc đã có hiện tượng bị trà trộn sản phẩm khác ngay trong thị trường nội tỉnh. Một số sản phẩm của tỉnh đã thâm nhập vào thị trường Hà Nội, được người tiêu dùng ưa thích nhưng sản lượng tiêu thụ còn thấp, mới chỉ ở chợ và siêu thị nhỏ, chưa được mua bán trên sàn giao dịch và các siêu thị lớn. Liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà quản lý trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá còn rời rạc. Vai trò của doanh nghiệp trong áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, chế biến nông sản, sản xuất hàng hoá có nguồn gốc từ động vật, thực vật, kết nối giữa sản xuất và thị trường còn thấp.

 

“Chìa khoá vàng" cho đầu ra sản phẩm

 

Theo Sở NN&PTNT, tỷ lệ nông sản được chứng nhận chất lượng của tỉnh hiện còn ở mức khiêm tốn, mới áp dụng được 135 ha sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn và VietGAP, chiếm hơn 1% diện tích sản xuất rau hàng năm. Để sản phẩm hàng hoá thế mạnh của tỉnh cập bến thị trường lớn, nhất thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Năng lực đó được đảm bảo bằng hình thái đẹp, chất lượng và uy tín sản phẩm. Nói cách khác là nông dân, doanh nghiệp phải tìm cho ra chiếc chìa khoá vàng, thực hiện bằng được việc mở toang cánh cửa thị trường ngoại tỉnh rộng mở.

 

Kể từ năm 2012, một số sản phẩm nông sản mang tính chiến lược của tỉnh đã được đưa lên sàn giao dịch nông sản của thành phố Hà Nội. Lần thứ hai, các doanh nghiệp, tập đoàn thương mại, đại diện chuỗi siêu thị lớn như Công ty thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam, Công ty CP sản xuất & thương mại An Việt, siêu thị Fivimart Nguyễn Trãi... trực tiếp lên thăm quan một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung của tỉnh, trao đổi thông tin thị trường và liên kết hợp tác. Để có thể gia nhập chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản, các doanh nghiệp đồng nhất quan điểm sản phẩm của địa phương phải chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Khi và chỉ khi sản phẩm nông sản hàng hoá của nông dân, doanh nghiệp được bảo hộ, chứng nhận về sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh, tiếp cận và thâm nhập thị trường tiêu thụ lớn, hướng tới xuất khẩu. Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thuỷ sản cho biết: Cơ quan QLNN khuyến khích và hướng dẫn, tạo mọi điều kiện về mặt thủ tục pháp lý để nông dân, doanh nghiệp thực hiện quy trình chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu và đảm bảo chất lượng VSATTP. Tạo thêm nhiều cơ hội hơn nữa kết nối giữa doanh nghiệp tiêu thụ và người sản xuất.

 

Để thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả cho người nông dân, tỉnh ta đã có nghị quyết số 116/2015/NQ-HĐND, ngày 3/7/2015 về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chủ lực của tỉnh như cam, quýt, bưởi, mía tím, cá sông Đà, rau an toàn, su su, tỏi tía, rau sắng, măng, gà đồi, lợn bản địa... với mục đích đưa các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh được tiêu thụ, quảng bá tại thị trường ngoại tỉnh và thành phố Hà Nội, khuyến khích ký kết hợp đồng tiêu thụ, liên kết sản xuất bền vững. Trong đó, mục tiêu cụ thể 50% sản lượng các sản phẩm hàng hoá chủ lực tiêu thụ tại thị trường thành phố Hà Nội và nội tỉnh. Trên 40% diện tích SX-KD cây có múi, rau chuyên canh, 60% sản phẩm chăn nuôi công nghiệp có cam kết hoặc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Trên 40% diện tích SX-KD cây có múi và rau chuyên canh hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, nhóm sở thích... có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và hoạt động có hiệu quả.

 

 

 

 

                                                                                   Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục