(HBĐT) - Khi nói đến thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” chúng ta thường hay nghĩ đến 2 khái niệm văn hóa: "Văn hóa Hòa Bình” đương đại phản ánh đời sống hàng ngày của người Hòa Bình và nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử (Văn hóa Hòa Bình thời kỳ đồ đá).


Tuy nhiên, đến nay, nhiều người vẫn hiểu chưa hết về 2 khái niệm này. Nhân kỷ niệm 85 năm Thế giới công nhận thuật ngữ nền "Văn hóa Hòa Bình” cổ đại, chúng tôi muốn cùng các quý độc giả làm rõ nhiều nội dung về "Văn hóa Hòa Bình”. Trước tiên chúng ta đi vào khái niệm của 2 thuật ngữ này và những đóng góp của nhà nữ khảo cổ học người Pháp Maderleine Colani cho nền "Văn hóa Hòa Bình” cổ đại.

Văn hóa Hòa Bình đương đại: Là một nền văn hóa các dân tộc của tỉnh Hòa Bình với các dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất này cách đây hàng ngàn năm kéo dài đến ngày nay. Trong quá trình cùng cộng cư sinh sống, các dân tộc đã để lại muôn vàn loại hình văn hóa đa dạng, đa sắc màu, từ lời ăn, tiếng nói, ngôn ngữ, nhà ở, trang phục, ma chay, cưới xin, phong tục tập quán, cùng các loại hình văn hoá khác… Để phân biệt, chúng tôi gọi "Văn hóa Hòa Bình” theo nghĩa này là Văn hóa Hòa Bình đương đại.

Nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử: Là nền văn hóa cổ đại thuộc thời kỳ đồ đá, ở trong giai đoạn chuyển tiếp từ đồ đá cũ sang đồ đá mới, kéo dài từ 30.000 năm đến trên 7.500 năm cách ngày nay (phổ biến từ 18.000 - 7.500 năm cách ngày nay).


Thám sát hang Khụ Khênh, xã Văn Sơn, huyện Lạc Sơn.

Người có công đầu tiên trong việc phát hiện, nghiên cứu nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử là nhà nữ khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, bà Madeleine Colani (M. Colani) và một người bạn đồng nghiệp Henri Mansuy (H. Mansuy) đang nghiên cứu về Văn hóa Bắc Sơn (giai đoạn đá mới) tại tỉnh Lạng Sơn, cả 2 người đều phát hiện và nhận thấy: bên cạnh những hiện vật điển hình của Văn hóa Bắc Sơn (công cụ mài và mài toàn thân) tồn tại những công cụ cuội được ghè đẽo khá thô sơ của văn hóa sớm hơn văn hóa Bắc Sơn.

Để làm rõ cho những nhận định của mình, mùa hè năm 1926, M. Colani bắt đầu các cuộc điền dã phát hiện và khai quật thuộc địa bàn các huyện của tỉnh Hòa Bình: Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Sơn, Lạc Thủy… Mở rộng điều tra điền dã các tỉnh: Ninh Bình, Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Từ tháng 4/1926 đến năm 1930, bà đã phát hiện và cho khai quật trên 50 di tích Văn hóa Hòa Bình các nơi, thu lượm hàng vạn hiện vật…

Với những kết quả của các đợt điền dã trong hội nghị các nhà tiền sử học Viễn đông lần thứ nhất ở Hà Nội tháng giêng năm 1932, M. Colani đã đề xuất thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” và nêu lên nhiều ý kiến về nền Văn hóa này. Với sự công nhận của hội nghị, M. Colani được xem là người khai sinh ra nền "Văn hóa Hòa Bình” cổ đại.

Về địa bàn phân bố: Nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử không chỉ tồn tại trên đất Việt Nam mà phân bố rất rộng ở Đông Nam á. ở phía Bắc di tích "Văn hóa Hòa Bình” có mặt ở Nam Trung Quốc. Về phía Nam, "Văn hóa Hòa Bình” lan tận đảo Sumatra (Indonexia), phía Tây di tích Văn hóa Hòa Bình có mặt ở Mianma, phía Đông di tích Hòa Bình người ta tìm thấy ở Philippin. Việc nghiên cứu nền "Văn hóa Hòa Bình” cho đến nay vẫn được rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt.

 

Lê Quốc Khánh

(Thư viện tỉnh - Tổng hợp và nghiên cứu)

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục