(HBĐT) - Ngày 17/10, UBND tỉnh tổ chức Khai trương trưng bày hiện vật, tư tiệu bảo tàng; trưng bày sách, báo, tạp chí chủ đề về "Văn hóa Hòa Bình” và triển lãm ảnh đẹp du lịch Hòa Bình năm 2017. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo: Trần Đăng Ninh, Phó BÍ thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh và đông đảo các em học sinh trên địa bàn.


Hòa Bình là vùng đất cổ có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Trong thời tiền sử, vùng đất Hòa Bình đã trở thành một trong những trung tâm sinh sống với sự hiện diện của những cư dân đại diện văn hóa tiền sử nổi tiếng của Đông Nam Á đó là "Văn hóa Hòa Bình”. Các di vật chính của "Văn hóa Hòa Bình” tại tỉnh Hòa Bình là các dụng cụ bằng đá cuội ghè đẽo tương đối thô sơ một mặt, hoặc chỉ phần lưỡi. Về hình rất phong phú và đa dạng như công cụ hình dĩa, công cụ ¼ viên cuội, công cụ hình hạnh nhân nạo lưỡi dài, nạo lưỡi ngắn, rìu dài, rìu ngắn, bôn, rìu mài lưỡi… Ngoài công cụ đá, cư dân "Văn hóa Hòa Bình” đã biết chế tác và sử dụng một số dụng cụ bằng xương, sừng và vỏ trai.

Tại cuộc trưng bày hiện vật, tư tiệu bảo tàng; trưng bày sách, báo, tạp chí chủ đề về "Văn hóa Hòa Bình” và triển lãm ảnh đẹp du lịch Hòa Bình năm 2017, BTC đã trưng bày, giới thiều hơn 1.000 hiện vật , hơn 100 ảnh tài liệu và gần 200 đầu sách, báo tạp chí về "Văn hóa Hòa Bình”, cùng với 71 bức ảnh là tác phẩm trong cuộc thi ảnh đẹp tỉnh Hòa Bình. Thông qua các hiện vật, tư liệu, được trương bày sẽ giúp người xem có cái nhìn sâu sắc hơn, rõ hơn về Văn hóa khảo cổ Hòa Bình.


Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban tuyên giáo TU và Sở VH,TT&DL cắt băng khai trương các hoạt động trưng bày, triển lãm.



Các đồng chí lãnh đạo tham quan gian trưng bày các ấn phẩm về văn hóa Hòa Bình.



Các em học sinh được nghe giới thiệu về các công cụ bằng đá của tiền sử.

Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa khảo cổ đặc sắc về một nền văn hóa thời đồ đá nổi tiếng trên quê hương Hòa Bình. Tôn vinh những đóng góp lớn lao của nhà Khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani đã có công phát hiện và đặt tên cho nền văn hóa nổi tiếng này. Đồng thời, góp phần khơi dậy lòng tự hào của các dân tộc tỉnh Hòa Bình, nơi được coi là trung tâm của nền "Văn hóa Hòa Bình” một trong những cái nôi phát triển của loài người.


Hồng Ngọc

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục