(HBĐT) - Hang Đầu Gỗ - hang được coi là đẹp nhất đất nước, được người Pháp tôn là "động của các kỳ quan”, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh) khoảng 6 km, thời gian di chuyển bằng tàu du lịch đến hang chỉ khoảng mười mấy phút. Nhìn từ xa, hang Đầu Gỗ có màu xanh lam, tựa như con sứa biển khổng lồ.


Du khách thăm quan hang Đầu Gỗ, TP Hạ Long (Quảng Ninh).

Đúng như lời giới thiệu của các đồng nghiệp đất mỏ, hành trình thăm quan vịnh Hạ Long có nhiều hang động như hang Trinh Nữ, hồ Động Tiên, Mê Cung, Sửng Sốt… Nhưng hang Đầu Gỗ có sức hút lạ kỳ với quy mô, sự tạo hóa tuyệt mỹ của thiên nhiên ban tặng và những huyền tích đã đi vào lịch sử. Người dân còn lưu truyền câu ca dao "Hòn Gai có núi Bài Thơ/ Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên”. 

Hang Đầu Gỗ nằm trên đảo Đầu Gỗ, tên gọi mộc mạc, dung dị. Theo truyền thuyết kể rằng: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống dòng sông Bạch Đằng, có rất nhiều mẩu gỗ còn sót lại, vì vậy mà động có tên gọi là Đầu Gỗ. Theo khảo sát của các nhà khoa học, hang rộng khoảng 5.000 m2, cửa hang rộng 17 m, cao 12 m, nằm ở độ cao 27 m so với mực nước biển. Hang có cùng độ tuổi kiến tạo với động Thiên Cung - tức được hình thành từ thời Pleixtocen muộn cách ngày nay khoảng 2 triệu năm. 

Hang Đầu Gỗ có đặc điểm khác biệt so với các hang động trên vịnh Hạ Long. Hang như tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa, có hệ động thực vật đa dạng, phong phú. Do có cửa hang mở rộng, độ ẩm trong lòng hang cao, cộng với sự tác động của ánh sáng mặt trời nên có thể thấy ngay được sự phát triển đa dạng của hệ thực vật, đặc biệt là rêu, cây dương xỉ và cây thân gỗ... Hang nằm sát biển tận hưởng luồng gió mát lành từ biển khơi, lòng hang rộng lớn nên không khí điều hòa mát rượi, kể cả vào những ngày hè nắng nóng oi bức nhất. Hang là kỳ quan của các hang động, một sự kiến tạo tuyệt phẩm của thiên nhiên ban tặng. Nếu động Thiên Cung hoành tráng, khỏe khoắn thì hang Đầu Gỗ trầm mặc, uy nghi nhưng cũng rất đồ sộ. Hang được chia làm 3 ngăn chính. Ngăn phía ngoài có vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên, trần hang như một bức tranh sơn dầu khổng lồ vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với muôn hình vạn trạng, tạo trí tưởng tượng vô ngần. Khi là những đàn voi miệt mài kiếm ăn, khi là những bầy hổ dũng mãnh, bầy thiên nga giỡn nước, khi là những đàn ong, bướm mải mê bay lượn. Những nhũ đá ngàn năm do kiến tạo của thiên nhiên có khi trở thành những hàng trông sắc nhọn, bóng ngả, rừng già, tiếng nước rơi thánh thót như chim ca, vượn hót. Trần hang được phủ bằng một lớp "thảm nhung" óng mượt, vô số những "chùm đèn treo" bằng nhũ đá rực sáng long lanh, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá... tất cả như đang chuyển động trong một thế giới huyền ảo như thực, như mơ. 

Dưới nền hang là những chú rùa khổng lồ đang nghỉ ngơi thư giãn tùy theo trí tưởng tượng phong phú của từng người. Chính giữa lòng hang là cột trụ chống trời khổng lồ, nhiều người ôm không xuể, từ dưới chân cột lên phía trên được bàn tay điêu khắc tài tình của tạo hóa gọt rũa thành những hình mây bay, rồng cuốn, hoa lá cỏ cây dập dìu trong gió. 

Ngăn thứ 2, ánh sáng mờ ảo, lung linh, huyền bí. Những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện, những hình ảnh hiện lên trước mặt có cảm giác vừa thật gần gũi nhưng cũng thật lạ lẫm. Điều này khiến cho người xem cảm thấy vừa có chút sợ sệt, lại thêm cả chút tò mò muốn khám phá thật lâu. Tận cùng hang là chiếc giếng tiên bốn mùa nước ngọt trong vắt. 

Hơn một thế kỷ trước, vua Khải Định và Toàn quyền Pháp Albert Pierre Saraut nhân chuyến đi kinh lý đã ra vịnh Hạ Long chơi và lên thăm hang Đầu Gỗ. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của tạo hoá, nhà vua đã cho làm thơ và bài tựa ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Đầu Gỗ. Có lẽ chính vì danh hiệu tôn vinh năm xưa của tạp chí ở Pháp cộng với giá trị lịch sử, văn hoá của hang Đầu Gỗ khiến "động của các kỳ quan” được nhiều du khách nước ngoài, nhất là du khách Pháp, Mỹ và các nước châu Âu quan tâm, chiếm đa phần trong lượng khách quốc tế đến thăm quan nơi đây.

Lê Chung


Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục