(HBĐT) - Về Quý Hoà (Lạc Sơn) đúng dịp lúa đang vào độ chín vàng. Trên các thửa ruộng bậc thang, bà con tập trung gặt, gánh những bó lúa trĩu nặng. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Dát, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Ở Quý Hòa, hầu hết là đồng bào dân tộc Mường cùng sinh sống ở các bản làng bên sườn núi. Cuộc sống chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước. Ngoài ra, bà con chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm. Trong nhiều năm qua, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo Nhân dân chú trọng gìn giữ và bảo tồn những nét độc đáo trong văn hóa dân tộc. Bởi phải mất một thời gian dài mới hình thành được những nét đẹp văn hóa dân tộc, thì việc bảo tồn nó cũng cần sự kiên trì.


Bà con Nhân dân xã Quý Hoà (Lạc Sơn) thường xuyên mặc trang phục dân tộc vào các ngày lễ, Tết hoặc dịp quan trọng trong năm.

Hiện nay, tại xã bà con vẫn giữ được những phong tục, tập quán của người Mường như: Nói tiếng Mường, mặc trang phục truyền thống, đánh cồng chiêng, ở nhà sàn, các lễ nghi trong ma chay, cưới hỏi… Trên toàn xã, còn khoảng 40% gia đình còn giữ được nhà sàn gỗ truyền thống. Tại các xóm đã tuyên truyền, vận động bà con gìn giữ, cấm mua bán, vận chuyển, chỉ phá dỡ nhà sàn khi nhà đã cũ, dột.

Đến nay, Quý Hòa còn trên 400 chiếc chiêng các loại. Thường dùng trong các ngày Tết cổ truyền, Tết Độc lập và ngày lễ quan trọng trong năm như: Lễ Khai hạ, rằm tháng 7, ngày đại đoàn kết toàn dân tộc… Xã vẫn duy trì mỗi xóm có ít nhất 1 phường bùa, nhiều xóm có từ 2 - 3 phường. Cụ thể, xóm Dọi 3 phường, xóm Thang 3 phường, xóm Cáo 3 phường. Khi kinh tế phát triển, bà con có cơ hội sắm nhiều loại chiêng khác nhau, làm giàu thêm cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhiều gia đình có đến 2 bộ chiêng 12 chiếc. Bên cạnh đó, nghề đan lát cũng dần phát triển trở lại, chủ yếu để phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân, tiến tới đan những sản phẩm có tính nghệ thuật cao để phục vụ khách du lịch khi đến với Quý Hòa.

Một trong những lễ hội độc đáo được bà con nơi đây lưu giữ và bảo tồn là lễ Khai hạ. "Cũng giống với lễ khai hạ ở vùng Mường Bi, tại xã vùng cao Lạc Sơn này, người ta tổ chức lễ Khai hạ vào mùng 8 âm lịch để cầu mong cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Tuy nhiên, ở đây, bà con chỉ xuống đồng, đi rừng sau khi lễ được tổ chức. Bởi họ cho rằng, chỉ khi dâng lễ tế trời đất, tổ tiên thì họ mới thực sự được bảo vệ” - anh Bùi Văn Nhiểm, Trưởng xóm Thung 2 chia sẻ.

Đồng chí Bùi Văn Dát cho biết thêm: Hiện nay, huyện Lạc Sơn đang có đề án phục dựng bản sắc dân tộc tại xã Quý Hòa để phục vụ cho dự án phát triển du lịch tại địa phương của tập đoàn Sun Group. Mục tiêu nhằm khai thác tiềm năng sẵn có, hài hòa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị vật thể, phi vật thể. Xã đã lên kế hoạch thành lập ban sưu tầm để tìm hiểu và phục dựng lại những nét văn hóa truyền thống. Ngoài ra, tích cực tuyên truyền đến Nhân dân trong việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống. Đảng ủy, UBND xã luôn nỗ lực tạo điều kiện để bà con trong xã giao lưu, kết nối, chia sẻ những nét văn hóa độc đáo trong dân tộc. Để từ từ đó làm phong phú thêm và nhân lên lòng tự hào của thế hệ trẻ đối với những giá trị truyền thống quê hương.


Khánh Linh


Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục