(HBĐT) - Là một trong số ít dân tộc có chữ viết và còn được sử dụng khá thường xuyên cho đến nay, chữ viết Nôm Dao đang được cấp uỷ, chính quyền quan tâm, cộng đồng dân tộc Dao ở các địa phương trong tỉnh tham gia bảo tồn, phát huy giá trị tri thức bản địa.


Ông Lý Hồng Minh ở bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) tâm huyết với việc bảo tồn, truyền dạy chữ viết Nôm Dao.

Đã ở tuổi ngoài 80 nhưng cụ Bàn Văn Thân ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) vẫn rong ruổi khắp các bản làng người Dao để truyền dạy chữ. Cụ bảo chữ nôm Dao chính là sợi dây gắn kết cộng đồng, kết nối tâm linh, trong đó chứa đựng những giá trị văn hoá, đạo đức. Nguyên là cán bộ xã, trăn trở khi chữ của dân tộc Dao ngày càng ít người biết và có nguy cơ mai một, cụ đã nhờ vào sự trợ giúp của các thành viên mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa của tỉnh lập tờ trình chính quyền xã cho dạy phổ biến chữ Nôm Dao cho cán bộ, nhân dân. Hơn 10 năm qua, cụ đều đặn duy trì mở lớp truyền dạy chữ dân tộc Dao. Bằng tâm huyết của người thầy cao tuổi, hàng trăm cán bộ và người dân trong xã đã đọc, viết cơ bản và nhận biết được mặt chữ.

Một người thầy dạy chữ Nôm Dao khác trên địa bàn huyện Đà Bắc cũng miệt mài truyền dạy cho người dân là ông Lý Hồng Minh ở bản Sưng, xã Cao Sơn. Theo ông Minh, chữ viết không thể thiếu trong đời sống người Dao, ra đời còn do nhu cầu từ chính bản thân mỗi người mong muốn giữ gìn bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, tri thức dân gian. Trải qua nhiều thế hệ, các cuốn sách cổ vẫn được lưu truyền trong một số gia đình với nội dung phong phú. Ở bản Sưng, người dân ý thức được việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hoá, trong đó có tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Minh chứng là lớp học của ông giáo Lý Hồng Minh thu hút đông đảo người dân tham gia, trong đó có cả lứa tuổi trung niên, thanh niên, trẻ em. Bình quân mỗi tháng, ông tổ chức 2 - 3 buổi học cho 10 - 15 học viên. Thông qua việc học chữ, bà con hiểu thêm về đạo lý, phong tục, tập quán cũng như góp phần bảo tồn chữ viết đến mai sau.

Theo Sở VH-TT&DL, đồng bào dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh sống thành cộng đồng ở các huyện: Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong và thành phố Hoà Bình, có nền văn hoá, lịch sử lâu đời và tri thức dân gian phong phú. Về chữ viết, họ không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá và gọi là chữ Nôm Dao. Những năm gần đây, để bảo vệ và phát huy bền vững di sản chữ viết của dân tộc Dao, bên cạnh mở lớp ngay tại cơ sở do chính người thầy trong cộng đồng truyền dạy, cấp uỷ, chính quyền địa phương luôn tạo mọi điều kiện động viên, khích lệ những người nắm giữ và truyền dạy di sản. Sở VH-TT&DL quan tâm xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân cho những người có nhiều cống hiến cho việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc Dao. Thông qua đội ngũ nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng, công tác giữ gìn, phát huy di sản chữ Nôm Dao trong cộng đồng ngày càng được coi trọng.

Chữ Nôm Dao còn được bảo tồn gián tiếp và khai thác hiệu quả gắn với phát triển du lịch. Hiện nay, bản Sưng, xã Cao Sơn đang phát triển du lịch cộng đồng. Trên cơ sở đeo đuổi mục tiêu giữ gìn, phát huy giá trị, chữ viết Nôm Dao cùng các di sản khác của dân tộc Dao đang đem lại nguồn lợi cho người dân bản Sưng.

Bùi Minh


Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục