Chuẩn bị kỹ càng hơn cho ngày chính thức bắt tay thực hiện "Những đứa con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn" - phim truyền hình được coi là phần 2 của bộ phim nổi tiếng "Biệt động Sài Gòn" 32 năm về trước, ngày 24/3, đoàn làm phim "Những người con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn" đã có buổi gặp gỡ với 2 cựu biệt động Sài Gòn: bà Trương Mỹ Lệ và bà Trương Mỹ Hoa.

Được biết, hiện tại, với cương vị Chủ tịch quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ hỗ trợ Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bà Trương Mỹ Hoa đang bận rất nhiều việc nhưng vẫn cố gắng sắp xếp công việc, dành thời gian để tiếp đoàn làm phim.

Sau khi nghe đạo diễn Long Vân tóm tắt sơ lược nội dung cũng như mục đích của bộ phim "Những đứa con của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn", bà Trương Mỹ Hoa cho biết, việc tổ chức thực hiện các chương trình hướng về truyền thống, công tác giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống đất nước bao giờ cũng rất cần và hiện tại vẫn còn rất thiếu.

Không chỉ thế hệ mai sau mà ngay với thế hệ hôm nay, không phải ai cũng đã hiểu hết những hy sinh gian khổ của các thế hệ cha anh, những mất mát to lớn mà toàn dân tộc ta đã phải gánh chịu trong quá khứ.

Làm sao để thành quả đấu tranh và những truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất ấy như một dòng chảy luôn thông suốt, nối tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác thì không chỉ là công việc của Đảng, Nhà nước mà đòi hỏi ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Vì vậy, việc thực hiện được một bộ phim như "Những đứa con của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn" thực sự rất đáng quý.

Cùng với nhiều trao đổi khác về các cựu biệt động Sài Gòn năm nào, tại buổi gặp mặt, đạo diễn Long Vân chia sẻ rằng không chỉ hôm nay, ngay từ những tác phẩm điện ảnh về đề tài truyền thống trước đó rất lâu, đoàn làm phim mà trong đó ông đóng vai trò của người đạo diễn đều nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước.

Đoàn làm phim "Những đứa con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn" trong buổi gặp gỡ vơí bà Trương Mỹ Lệ, Trương Mỹ Hoa.

Nếu cách đây 32 năm, bộ phim "Biệt động Sài Gòn" được ra đời với sự gợi ý và hướng dẫn tận tình của Thiếu tướng Trần Hải Phụng, nguyên Tư lệnh lực lượng biệt động Sài Gòn, sau đó là "Hẹn gặp lại Sài Gòn" với sự gợi ý, giúp đỡ của cố Bí thư Thành ủy, ông Trần Bạch Đằng và "Giải phóng Sài Gòn" với sự định hướng, giúp đỡ của nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Trần Trọng Tân thì nay, ý tưởng về "Những đứa con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn" đến với đạo diễn cũng được hình thành sau gợi ý của Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Bộ Công an.

Không những thế, ngay từ khi đạo diễn bắt tay vào thực hiện bộ phim, ông đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ nhiều phía. Người viết kịch bản là Đại tá, nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hải, Trưởng ban Biên tập Báo Văn nghệ Công an. Anh là người công tác trong ngành Công an, am hiểu về ngành và đã đầu tư rất nhiều tâm sức để có một kịch bản tốt cho "Những đứa con của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn" hôm nay. Người gánh trên vai trách nhiệm nặng nề với bộn bề công việc của một Tổng Biên tập tờ báo lớn như Thiếu tướng, nhà văn Hữu Ước cũng cố gắng sắp xếp để dành thời gian hỗ trợ đoàn với cương vị của một cố vấn cho phim…

Kể ra tất cả những điều ấy với tư cách đạo diễn của bộ phim, người đạo diễn là ông (Long Vân) chỉ khẳng định rằng, sự quan tâm về công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống rất nhiều, rất lớn nhưng so với thực tế của dân tộc, của đất nước, những gì mà các tác phẩm ông đã tham gia nói riêng, của các đồng nghiệp khác nói chung đã thể hiện được vẫn còn rất nhỏ bé.

Làm sao để góp phần vào công tác giáo dục, gìn giữ truyền thống nhiều hơn nữa vẫn là điều đang khiến ông trăn trở. Riêng với, "Những đứa con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn", đây là bộ phim về truyền thống đầu tiên được thực hiện dưới mô hình xã hội hóa, do hãng phim của Điện ảnh Công an nhân dân và Công ty cổ phần phim Long Vân phối hợp thực hiện. 

Bà Trương Mỹ Hoa cũng chia sẻ rằng bà rất đồng tình với quan điểm của đạo diễn Long Vân. Khai thác đề tài về việc thế hệ con cháu tiếp nối cha mẹ, kế thừa truyền thống hôm nay rất hay. Tất nhiên, trong quá trình kế thừa ấy sẽ có những người con ngã bước song đó không phải là số nhiều.

Bà cũng đề nghị, đất nước có được như ngày hôm nay là thành quả to lớn từ sự đóng góp của rất nhiều con người, rất nhiều gia đình, là thành quả của toàn dân tộc nên trong quá trình thực hiện, từ xây dựng kịch bản đến làm phim, đoàn làm phim phải thể hiện được điều đó. Nếu đã làm thì phải làm cho đến nơi đến chốn. Dù có phải hoãn lại 1, 2 tháng để chuẩn bị cho "chín" thì cũng nên đợi.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh tế sẵn sàng hỗ trợ kinh phí làm các chương trình. Tuy việc tài trợ làm phim về đề tài truyền thống chưa thực sự được quan tâm nhiều nhưng hy vọng đoàn sẽ vận động thêm kinh phí trong thời gian tới. Riêng với cá nhân bà, nếu có điều kiện cũng sẽ hết sức hỗ trợ.

Đạo diễn Long Vân cho biết thêm, trước cuộc gặp với bà Trương Mỹ Lệ, Trương Mỹ Hoa, đạo diễn Long Vân và ê kip thực hiện đã có khá nhiều buổi trao đổi với những người cựu biệt động Sài Gòn nổi tiếng một thời.

Trong thời gian tới, đoàn còn có thêm nhiều buổi làm việc với nhiều nhân chứng hơn nữa để tích lũy nhiều hơn tư liệu nền cho bộ phim "Những đứa con của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn"

 

                                                                   Theo VnExpress

Các tin khác


Xúc động gặp các cựu chiến sỹ Điện Biên trên đồi A1

Tác phẩm "Các cựu chiến binh Điện Biên năm xưa gặp nhau trên đồi A1” của tác giả Dương Vân Anh, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh Hòa Bình là một trong 2 tác phẩm được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23 vừa tổ chức tại tỉnh Điện Biên. Đây là niềm vinh dự của của cá nhân tác giả cũng như Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh.

Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục