Dù đã chuẩn bị từ hơn một năm trước song sự khan hiếm kịch bản hay đang đặt các nhà hát vào tình trạng bí bách. Không tìm được kịch bản tốt, thì việc dựng một vở kịch mới khó có hy vọng thành công.

Chỉ có 45 kịch bản sân khấu được gửi về tham dự cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát động từ năm 2008. Theo nhận xét của lãnh đạo Bộ thì đây là con số quá ít ỏi so với số lượng hơn 200 hội viên là tác giả Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và  rất nhiều cây bút tự do khác.

Điều đó cũng có nghĩa, cung về kịch bản sân khấu khó đáp ứng đủ cầu cho hầu hết các nhà hát, đoàn nghệ thuật trong cả nước đang rất muốn dựng kịch lịch sử nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Hơn nữa, không phải tất cả các kịch bản dự thi đều có thể dàn dựng hay tạo sự thu hút của công chúng.

 
Mô tả ảnh.
Cảnh trong vở Trọn đời trung hiếu với Thăng Long.

7 kịch bản được trao giải nhì, ba (không có giải nhất)  thì có đến 5 kịch bản đã được các nhà hát thi nhau dựng khiến những đơn vị khác không biết phải đi tìm ở nguồn nào nữa. Trại sáng tác của Hội nghệ sĩ sân khấu hàng năm cũng không khá hơn bởi rất hiếm khi thu về những kịch bản hay. Thậm chí, đạo diễn Doãn Hoàng Giang còn thừa nhận, nhiều tác giả đã mòn cảm hứng nên đành sửa lại những kịch bản đã viết từ vài năm trước để gửi đến Hội. Căn bệnh “đói” kịch bản chất lượng khiến các nhà hát dở khóc dở mếu mỗi khi lên kế hoạch dựng vở, dù mỗi năm cũng chỉ một đến hai tác phẩm là nhiều.

Vì thế, một số Nhà hát vẫn loay hoay chưa biết tìm đâu ra kịch bản hay để dàn dựng cho ngày Đại lễ. Nhà hát chèo Việt Nam đã huy động tất cả anh em dốc sức tìm kiếm kịch bản "đáng giá" song sau nhiều tháng, đến nay họ vẫn đang “mò kim đáy bể”. “Mấy kịch bản được giải đã được các đơn vị khác dựng gần hết, các tác phẩm khác thì có vẻ khó để chuyển sang chèo”, ông Hà Quốc Minh, quyền Giám đốc nhà hát Chèo cho biết.

Cũng theo ông Minh, nếu từ nay đến tháng 6 mà chưa vẫn tìm được kịch bản ưng ý, thì Nhà hát đành dựng lại một tác phẩm cũ của tác giả Hàn Thái  Du về  danh nhân Nguyễn Trãi.

Nhà hát Tuổi Trẻ cũng tạm thời chưa thể hưởng ứng phong trào này vì chưa tìm được kịch bản phù hợp. Ông Trương Nhuận, phó giám đốc Nhà hát cho biết, tìm kịch bản hay đã khó, đặt các tác giả viết cũng không hề dễ dàng nên tạm thời đơn vị này tập trung chuẩn bị cho chương trình Lễ hội Đền Hùng.

                                                                                        Theo Vnn

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục