Từ khi Nhà nước có chủ trương xã hội hóa truyền hình, các chương trình truyền hình trở nên phong phú hơn. Các đài truyền hình đua nhau ra nhiều chương trình, thêm khung giờ, thêm kênh và các đơn vị hợp tác với nhà đài cũng bước vào cuộc đua khốc liệt để giành giờ và kênh phát sóng. Trong đó, phim Việt trở thành thị phần béo bở được các đơn vị đầu tư nhắm tới.

  • “Mốt” giờ vàng phim Việt

Khi Nhà nước có quy định buộc các đài truyền hình phải đạt từ 30% đến 50% thời lượng phát sóng phim Việt Nam, đó là lúc phim Việt bắt đầu bước vào cuộc đua gay gắt. Đây là thời cơ cho các đài truyền hình có thêm nhiều đối tác liên kết sản xuất phim. Những người yêu nghệ thuật, thích làm phim; các đạo diễn, diễn viên có cơ hội được làm nghề nhiều hơn, đều đặn hơn và thu nhập từ đó cũng khá hơn hẳn.

Hai đài truyền hình lớn là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Truyền hình TPHCM (HTV) đều có hãng phim của mình. Hiện nay, Hãng phim VFC của VTV mỗi năm sản xuất 250 tập phim, còn TFS của HTV sản xuất 200 tập phim/năm. Tuy nhiên, số lượng ấy vẫn không đủ để đạt chỉ tiêu phát sóng theo yêu cầu, phần còn lại nhà đài trông cậy vào các đối tác liên kết.

Tại TPHCM, Công ty Lasta được xem là đơn vị đầu tiên đề xuất với HTV mở ra Giờ vàng phim Việt vào tháng 5-2005 (phát sóng lúc 20 giờ 45 các tối từ thứ năm đến chủ nhật hàng tuần). Khi khung giờ này được người xem chú ý cũng là lúc nhiều đơn vị khác tìm đến liên kết sản xuất phim với HTV. Hiện nay HTV có hơn 20 đối tác sản xuất phim. Phía VTV cũng có nhiều đơn vị tham gia sản xuất phim Việt.

Có sự tham gia của nhiều đối tác, đơn vị liên kết làm phim nên thời lượng phim Việt được phát sóng trên truyền hình ngày càng dày hơn. VTV hiện đạt thời lượng từ 35% - 40%; còn HTV nhỉnh hơn, từ 41% - 43% và dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng lên 45% từ tháng 9-2010. Các đài truyền hình khác cũng chạy đua ra Giờ phim Việt.

Xem ra, Giờ phim Việt, Giờ vàng phim Việt đang là mốt và là xu hướng được các đài truyền hình đặc biệt ưa chuộng, kể cả truyền hình trả tiền. Ông Huỳnh Văn Nam cho biết: “Doanh thu từ phim Việt chiếm hơn 60% tổng doanh thu của HTV”.

Ngọc Lan và Lương Thế Thành trong phim Cổng mặt trời.

  • Thị phần chật chội

Sóng truyền hình chỉ có bấy nhiêu nên có thêm nhiều đơn vị hợp tác, liên doanh với nhà đài, nguồn phim Việt sản xuất nhiều hơn tất yếu dẫn đến nguy cơ không có thời lượng để phát sóng (đấy là nói về sóng của các đài truyền hình lớn như VTV, HTV). Bởi các đơn vị sản xuất phim thường chỉ nhắm tới đài lớn vì dễ thu được quảng cáo. Trong khi những đài truyền hình nhỏ khá vất vả trong việc mời chào các đơn vị liên kết, đôi khi phải giảm giá thành quảng cáo để kêu gọi đối tác nhưng vẫn rất khó khăn.

Quá nhiều đối tác trong một thị phần chật chội cho nên mới có chuyện HTV đấu thầu giờ phát sóng phim Việt. Điều khiến cho người trong nghề sản xuất phim Việt choáng váng là có đơn vị đấu thầu doanh thu cho đài 1,6 tỷ đồng/tập phim (?!). Những người có kinh nghiệm làm phim không hiểu nổi làm sao và bằng cách nào đơn vị trên có thể thu được số tiền như thế cho một tập phim Việt Nam và đài sẽ căn cứ vào đâu để chấp nhận đó là phương án khả thi?!

Lãnh đạo một đơn vị là đối tác lâu năm của HTV cho rằng: “Đưa ra con số kinh khủng như thế trừ khi đó là công ty có lượng khách hàng quảng cáo lớn rồi lấy quảng cáo đổ vào để chiếm giờ. Các đơn vị khác không cạnh tranh được thì chết”. Bằng mọi giá phải lấy được quota sóng truyền hình đang là suy nghĩ hiện nay của nhiều đối tác với nhà đài. Vấn đề là, sau khi lấy sóng, sản phẩm của họ khi lên sóng có đạt yêu cầu và có đảm bảo chất lượng?

Từ năm 2010, HTV bắt đầu trả bằng tiền mặt (thay vì spot quảng cáo) cho các đơn vị hợp tác làm phim, vẫn ở mức 180 triệu đồng/tập nhưng đơn vị hợp tác phải cam kết đảm bảo doanh thu cho đài. Theo đó, một tập phim phát sóng đài phải thu được hơn 700 triệu đồng. Nếu đài thu không đủ doanh thu này, đơn vị hợp tác sẽ bị trừ 10% - 20%; còn nếu vượt ngưỡng đài sẽ thưởng từ 5% - 15% (tùy theo mức thu). Quy định này của HTV là cú hích, buộc các đơn vị hợp tác phải cố gắng làm sao cho phim bán được nhiều tiền (đồng nghĩa với việc có nhiều quảng cáo khi phim phát sóng).

Phim đề tài lịch sử chỉ dành cho các hãng phim của đài, còn nhà sản xuất tư nhân không dám đụng đến mảng này vì khó làm và khó lấy lại vốn. Trong ảnh: Một cảnh quay phim Vó ngựa trời Nam do TFS sản xuất.
  • Thời lượng tăng, chất lượng thả nổi

Với tốc độ tăng ồ ạt số lượng phim Việt trên truyền hình, trong khi đội ngũ chính làm phim như biên kịch, đạo diễn, diễn viên chưa kịp có sự bổ sung nên chất lượng phim Việt hiện nay là vấn đề rất đáng quan tâm. Dư luận than phiền về chất lượng phim Việt thời gian này vừa nhạt, vừa yếu, vừa nghèo nàn đề tài và diễn viên thì trùng lắp là có cơ sở. Hình như tâm huyết làm phim, lòng yêu nghề đã bị cái gấp gáp chạy theo số lượng phim phát sóng làm cho “thui chột”. Kinh phí làm phim cũng “góp phần” làm giảm chất lượng phim. Nhiều đơn vị lấy được quota làm phim nhưng không có đội ngũ về cả con người và thiết bị nên thuê lại nơi khác sản xuất; đơn vị sản xuất lại trừ một phần chi phí nên tiền thực chi cho một tập phim không còn là bao. Tiếng là hiện nay đài truyền hình trả 180 triệu đồng/tập nhưng thực chất người trực tiếp sản xuất chỉ còn chừng 100 - 130 triệu đồng/tập.

Nói về chất lượng phim truyện truyền hình Việt Nam hiện nay, đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Hãng phim VFC cảm thán: “Với số lượng phim làm để phát sóng trên các kênh truyền hình hiện nay, phim truyền hình đang bị thả nổi về nhiều khâu: từ thẩm định, tiến hành sản xuất đến đánh giá nghiệm thu”.

Trong guồng quay của việc làm phim nhanh chóng như hiện nay, ngoài việc đạo diễn của các hãng phim bị lôi kéo và bị ảnh hưởng bởi lối làm phim cẩu thả, còn có một bộ phận làm phim không có chuyên môn nhưng vẫn được giao phim. Từ đó hình thành một nguồn nhân lực làm phim đã thiếu lại càng có nguy cơ yếu dần về chuyên môn.

                                                                             Theo SGGP

Nói về những việc làm được và những hạn chế trong quá trình xã hội hóa truyền hình, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh - truyền hình và Thông tin điện tử cho rằng: “Xã hội hóa truyền hình đã huy động nguồn lực xã hội rất thành công trong việc nâng cao tỷ lệ phim Việt trên truyền hình. Cũng nhờ có sự liên kết sản xuất phim nên nguồn phim phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu xem phim Việt của người dân. Tuy nhiên, vì chạy theo số lượng và dễ dãi trong việc lựa chọn đối tác thực sự có năng lực; quy trình xem xét, phê duyệt kịch bản chưa được chặt chẽ dẫn đến nội dung phim hiện nay quá đơn giản, ít chất lượng. Trách nhiệm cuối cùng thuộc về người lãnh đạo cao nhất của đài.

Theo tôi, tổ chức bộ máy tuyển chọn đối tượng hợp tác phải chặt chẽ hơn. Thông tư của Bộ TT-TT có quy định về hoạt động liên kết trong lĩnh vực sản xuất các chương trình phát thanh - truyền hình là phải công khai, minh bạch. Muốn nâng cao chất lượng phim Việt trên truyền hình, sự công khai, minh bạch là rất cần thiết”. Thiết nghĩ, chủ trương để phim Việt chiếm 30% - 50% thời lượng phát sóng trên truyền hình là chủ trương đúng đắn và kịp thời. Nhưng vẫn rất cần một quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của các đài trong việc chọn đối tác và duyệt phim. Có như thế, mới mong phim Việt trên truyền hình nhiều về thời lượng, phong phú về đề tài và giữ được chất lượng phim. Nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời, nguy cơ khán giả không chỉ bội thực mà còn quay lưng với phim Việt là có thật

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục