Nghệ nhân Trần Quốc Ẩn đang khắc bìa cuốn sách Hoa Lư thi tập .

Nghệ nhân Trần Quốc Ẩn đang khắc bìa cuốn sách Hoa Lư thi tập .

Càng đến gần Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội càng có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc chào mừng đại lễ được giới thiệu đến công chúng.

Đáng chú ý là bộ linh phẩm Hồn thiêng sông núi gồm 9 linh phẩm do ông Nguyễn Viết Linh - Giám đốc Trung tâm Gỗ nghệ thuật Âu Lạc, nghệ nhân Trần Thu (xã Điện Phong, H.Điện Bàn, Quảng Nam) cùng 20 nghệ nhân khác chế tác trong 2 năm. Trong đó có linh phẩm Đồng bào lấy ý tưởng từ truyền thuyết Lạc Long Quân nên duyên cùng Âu Cơ, đẻ ra trăm trứng nở trăm con. Tác phẩm có kích thước 2,6 x 1,4m được đẽo từ gỗ sao vàng nguyên khối gồm phần trứng hình elip đặt trên đế vuông tượng trưng cho trời và đất. Trên trứng là phù điêu phượng hoàng miệng ngậm Lạc thư, phù điêu rồng ngậm ngọc cùng với đỉnh trứng chạm trổ hoa văn trống đồng. Nơi vòm trứng chạm khắc bản đồ nước ta cùng chòm sao Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long và Bạch Hổ ở bốn phía. Phía trên phần đế vuông khắc 50 hình chim theo mẹ Âu Cơ lên non, phía dưới khắc 50 hình rồng theo cha Lạc Long Quân xuống biển. Bao quanh 4 mặt đế là bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.

Di sản Rồng là sản phẩm trang sức - quà tặng của hệ thống cửa hàng nữ trang Cửu Long do ông Lê Đình Hùng -  chủ hệ thống cửa hàng thiết kế. Di sản Rồng là một dây chuyền làm bằng 10 sợi dây biểu trưng cho 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; mặt dây chuyền có hình trái tim được chế tác từ gốm sứ, trên hình trái tim in hình hai con rồng thời Lý bằng vàng 24K.

Độc đáo không kém là bức tranh thêu tay Hồn thiêng Đại Việt với chiều dài 35m, cao 3,5m gồm 7 chương liên hoàn: Cờ lau tập trận; Thống nhất sơn hà; Đại lễ đăng quang; Hồn thiêng Đại Việt; Trao áo Long bào; Bạt Tống, Bình Chiêm; Dời đô -  Hưng quốc, khắc họa sinh động giai đoạn lịch sử của 3 triều đại Đinh - Tiền Lê - Lý do 1.000 thợ, nghệ nhân giỏi của Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành, Ninh Bình chế tác trong 5 tháng.  Còn nghệ nhân Trần Quốc Ẩn (Nha Trang, Khánh Hòa) đã bỏ nhiều công sức trong 3 tháng để chế tác một cuốn sách bìa gỗ lớn với kích thước 109 cm x 70 cm x 10 cm, gồm 270 trang, nặng 54 kg, gồm bản in nội dung Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ trên giấy dát vàng; 121 bài thơ trong Hoa Lư thi tập  - tập thơ của GS-TS Hoàng Quang Thuận; các tác phẩm viết tay: thư pháp chữ Việt (phóng bút nội dung các bài thơ trong Hoa Lư thi tập) trên nền thư họa, tranh thủy mặc do Trần Quốc Ẩn thực hiện... Phần ruột sách là giấy giả da làm nền, các tác phẩm được thực hiện trên giấy Art rồi bồi lên trên giấy nền. Riêng phần bìa sách được làm bằng gỗ gõ đỏ, các cạnh, góc, gáy sách được bịt đồng, bản lề bằng đồng dài 1m.

Ngoài ra không thể không nhắc đến 100 chiếc trống đồng bách long được đúc theo phương pháp thủ công tại cơ sở đúc đồng của nghệ nhân Thiều Quang Tùng ở xã Đông Tiến, H.Đông Sơn, Thanh Hóa. Mỗi chiếc trống có đường kính 30 cm, chiều cao 26 cm, khắc họa 100 con rồng thời Lý tượng trưng cho 100 người con do mẹ Âu Cơ sinh ra và biểu tượng “Lưỡng long chầu Khuê Văn các”.

                                                                           Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục