Cây chè đã góp phần nâng cao mức sống cho người dân ở xã vùng cao Yên Hoà

Cây chè đã góp phần nâng cao mức sống cho người dân ở xã vùng cao Yên Hoà

(HBĐT) - Lần cuối cùng tôi được nghe điệu khắp, được vui điệu xòe bên ánh lửa bập bùng cũng đã lâu. Nhưng mỗi lần nhớ lại, những giai điệu da diết, những vòng tay thật chặt trong đêm xòe lại như khúc hát thanh bình rộn ràng đang dần xua đi những nhọc nhằn, khốn khó ở những vùng quê nghèo trên khắp núi rừng Đà Bắc.

 

Lần này lên các xã vùng cao của huyện Đà Bắc, tôi không có may mắn được thưởng thức những giai điệu da diết, mộc mạc và nồng ấm của điệu khắp, cũng không được hết mình trong điệu xòe giữa ánh lửa bập bùng. Nhưng đến đâu, tôi cũng cảm thấy một sự chuyển mình mạnh mẽ. Cuộc sống người dân ở các xã vùng cao của huyện Đà Bắc dường như đã vợi bớt những nhọc nhằn. Vẫn cái dáng người chắc đậm, vẫn phong thái chân tình, cởi mở Chủ tịch UBND xã Tân Pheo, Bàn Thanh Sơn tiếp chuyện với chúng tôi với sự thân tình như những người thân vừa đi xa về. Anh bảo: Tính từ Tân Minh trở lên thì bắt đầu là địa bàn sinh sống người Tày và người Dao. Hiện nay, cuộc sống của đồng bào ở các xã vùng trên này cũng đã có những bước tiến đáng kể so với trước đây.

 

Cùng với các dân tộc anh em, cuộc sống của đồng bào người Tày ở xã Tân Pheo nói riêng và ở các xã vùng cao của huyện Đà Bắc nói chung đã có sự chuyển mình. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự đầu tư, giúp sức của Đảng, Nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đặc biệt là nỗ lực vươn lên của người dân đã làm cho cuộc sống ở đây về cơ bản thoát cái đói đeo đuổi từ hàng chục năm trước. Ông Sơn kể: Trước đây, dù có lạc quan đến mấy cũng chẳng có mấy ai dám nghĩ cuộc sống ở vùng rừng núi heo hút này có những bước chuyển mình mạnh mẽ như vậy chỉ trong một vài năm trở lại đây. Cái nghèo, sự khốn khó đã dần bị đẩy lùi, cuộc sống người dân về cơ bản đã ổn định. Số hộ bị đói đứt bữa trong mùa giáp hạt cũng đã giảm nhiều so với trước. Đường giao thông được cải thiện, đầu tư nên đã góp phần thúc đẩy giao lưu trao phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, từng bước đã nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho người dân. Nếu như trước đây, quanh năm suốt tháng người ta chỉ biết làm và tích trữ lương thực, lo cái đói thì bây giờ người ta bắt đầu nghĩ cách để vươn lên ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo, thậm chí có gia đình còn tính đến chuyện làm giàu. Phát huy lợi thế về điều kiện đất đai, nhiều hộ gia đình ở Tân Pheo đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi. Nhờ đó, đời sống người dân đã có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như trước đây, nhà được coi là giàu là trong nhà có nhiều muối, nhiều gao. Còn bây giờ, quan niệm đó đã thay đổi, nhà giàu là nhà năng động trong cách nghĩ, mạnh dạn trong cách làm ăn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

 

Không có điều kiện thuận lợi là gần đường giao thông liên xã như Tân Pheo nhưng người dân ở vùng chiến khu Mường Diềm (các xã Đoàn Kết, Trung Thành, Yên Hòa) cũng vẫn tạo được bước chuyển biến mạnh trong phát triển kinh tế. Chủ tịch UBND xã Yên Hòa, Hà Văn Ý cho biết: được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, đến nay đời sống người dân địa phương đã có sự thay đổi nhiều so với trước đây. Nếu như trước đây, cuộc sống khốn khó người dân chỉ biết chạy ăn từng bữa, có bữa đói, bữa nó thì hiện nay đã không còn. Nhất là từ khi cây ngô lai đã bén duyên với vùng đất Yên Hòa thì cuộc sống người dân đã vợi bớt những gánh nặng khốn khó trên đối vai. Cây ngô lai đã thực sự tạo ra một “cuộc cách mạng mới” các xã vùng cao này. Trước đây, người dân chỉ trồng các loại ngô, lúa thuần, giống cũ lạc hậu cộng với trình độ canh tác hạn chế chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không được đầu tư chăm bón nên năng suất thấp, bấp bênh. Đến nay chuyển sang trồng các loại giống ngô, lúa lai, năng suất cao đã từng bước làm cho cuộc sống người dân đi lên. Ngoài cây ngô, hiện nay cây chè cũng đang là một lợi thế, động lực để cuộc sống người dân ở Yên Hòa thay đổi. Ông Ý cho biết thêm: Từ khi đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong đó xác định các loại cây con mũi nhọn, chủ lực để tập trung phát triển đã làm cho đời sống người dân có sự thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây, mức thu nhập bình quân đầu người có cố lắm cũng chỉ đạt 1 - 1,5 triệu đồng/tháng. Đến nay, mức thu nhập bình quân đã tăng gấp 6, 7 lần. Cá biệt, có gia đình, tính mức thu nhập bình quân đầu người trong 1 năm cũng đã đạt đến cả chục triệu đồng. Đời sống người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn ở Yên Hòa cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Ngoài hệ thống đường giao thông được Nhà nước đầu tư cứng hóa, hiện nay số hộ có nhà xây ở đây cũng ngày càng nhiều, về cơ bản các hộ dân đều mua được xe máy, đồ dùng sinh hoạt đắt tiền như ti vi, tủ lạnh... Cũng không nằm ngoài “guồng quay” của sự phát triển đời sống người dân ở các xã trước đây và ngay cả hiện nay vẫn đang được xem là khó khăn vào bậc nhất của huyện Đà Bắc như xã Trung Thành, Đoàn Kết cũng đang có sự chuyển mình. Chủ tịch UBND xã Trung Thành, Hà Văn Lá cho rằng: Tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng cấp ủy chính quyền và nhân dân địa phương vẫn đang cố gắng, nỗ lực hết sức để từng bước ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt khoảng hơn 5 triệu đồng/năm. Nhưng con số nay sẽ thay đổi khi chúng tôi phát huy lợi thế về điều kiện tư nhiên đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích cây ngô và cây chè cũng như phát triển mạnh chăn nuôi gia súc.

 

Những bước chuyển mạnh mẽ ở các xã vùng cao khó khăn của huyện Đà Bắc có được chính là nhờ chuyển đổi về tư duy với cách nghĩ, cách làm mới thay cho lối nghĩ, tư duy cũ lạc hậu. Ngoài ra, bản thân người dân cũng đã phát huy tinh thần tư lực trong phát triển kinh tế gia đình, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước như trước.

 

 

                                                                                       Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục